CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG THỰC TẾ THAM VẤN CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TẠI PHƯỜNG PHONG KHÊ CHỦ YẾU LÀ NHỮNG NGƯỜI THAM GIA SẢN XUẤT VÀ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ĐANG SINH SỐNG TẠI KHU VỰC, MỨC ĐỘ QUAN TÂM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ẢNH HƯỞNG CỦA...

3.4.3. Công tác truyền thông môi trường

Thực tế tham vấn các tổ chức, cá nhân tại phường Phong Khê chủ yếu là

những người tham gia sản xuất và cộng đồng dân cư đang sinh sống tại khu vực,

mức độ quan tâm và ảnh hưởng của các bên liên quan đến việc ảnh hưởng của làng

nghề tới môi trường. Qua tham vấn cho thấy, các bên liên quan chủ yếu mới quan

tâm đến các quyền lợi trực tiếp của mình mà chưa quan tâm nhiều đến công tác bảo

vệ môi trường và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên, đặt biệt là các nhóm cộng

đồng trực tiếp tham gia sản xuất chỉ chú ý đến kinh tế, thu nhập của cá nhân mà bỏ

quên đi trách nhiệm đối với môi trường. Đồng thời, hầu hết các bên liên quan mới

hoạt động độc lập, chưa có sự phối hợp và gắn kết trong quản lý môi trường làng

nghề.

Các đơn vị có trách nhiệm thu gom, làm sạch môi trường như Tổ vệ sinh môi

trường tự quản, Công ty TNHH MTV hạ tầng và công trình đô thị Bắc Ninh cũng

có mức độ ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà

nước gồm Sở TN&MT, Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan trực thuộc,

UBND thành phố Bắc Ninh, UBND phường Phong Khê cũng có ảnh hưởng lớn đến

môi trường vì họ đang trực tiếp quản lý, ban hành các văn bản pháp lý có liên quan

đến môi trường.

Nhóm có mức độ ảnh hưởng vừa gồm người dân địa phương có sinh kế

không phụ thuộc hoàn toàn vào viêc sản xuất như: nông dân và các dân cư làm các

ngành nghề khác, các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh...; các cơ quan truyền thông, báo

chí; cơ quan quốc phòng và an ninh, cảnh sát môi trường trên địa bàn có ảnh hưởng

ở khía cạnh bảo vệ môi trường tránh khỏi các hoạt động khai thác, phá hủy và xả

thải bất hợp pháp; Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng tác động đến

công tác quản lý môi trường thông qua các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của

địa phương, các chính sách bảo vệ môi trường trên toàn tỉnh.

Có thể thấy, công tác quản lý môi trường tại làng nghề giấy Phong Khê có

mức độ ảnh hưởng và mức độ quan tâm khác nhau đến việc quản lý môi trường.

Việc đánh giá mức độ quan tâm và ảnh hưởng này là cơ sở để đưa ra các nhận định,

đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm huy động tối đa sự tham gia của các bên

liên quan trong quản lý môi trường làng nghề giấy Phong Khê, Bắc Ninh.

Hình 3.5: Hoạt động phân loại rác thải của người dân tham gia sản xuất tại làng

nghề giấy Phong Khê qua 150 phiếu điều tra

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2019)

Chúng ta nhận thấy rằng: Có đến 43,3% trong số người tham gia điều tra

không có khái niệm về việc phân loại rác, điều này là một trở ngại lớn trong việc

xử lý môi trường, 53,4% trong số người tham gia điều tra có biết về việc phân loại

rác, cụ thể là rác hữu cơ, rác vô cơ, và rác thải nguy hại, tuy nhiên họ lại không

phân loại rác, lý do là không có thời gian, công tác truyền thông cần được triển

khai sát sao và cụ thể hơn nữa để nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này

và chỉ 3,3% số người tham gia điều tra có phân loại rác, đây là con số quá ít tại địa

bàn nghiên cứu.

Mặc dù đã có một số biện pháp nâng cao nhận thức cho cộng đồng thông

qua các cuộc hội thảo, các khoá tập huấn và qua các phương tiện truyền thông

(báo, đài..) nhưng có thể thấy công tác này chưa được thực sự chú trọng, đặc biệt

tại các làng nghề. Các hình thức tuyên truyền thiếu tính sáng tạo, đơn điệu về nội

dung, chưa có sự kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể khác. Ngoài ra, công tác truyền

thông còn hạn chế về không gian; Nội dung thông tin và cách phổ biến còn nhiều

vấn đề không hợp lý, chưa phù hợp với đặc thù làng nghề. Chưa có sự liên kết chặt

chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương để thường xuyên mở lớp tập huấn nghiệp vụ

cũng như phổ biến các văn bản, chính sách, giúp cán bộ quản lý nâng cao hiệu quả

thực thi tại cơ sở.