(5 ĐIỂM)YÊU CẦU CHUNG

Câu 2 (5 điểm)

Yêu cầu chung: 0.5 điểm

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết

phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.

+ Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung: 4.5 điểm

ĐỌC HIỂU YÊU CẦU CỦA ĐỀ

- Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Hồn Trương Ba, da hàng thịt; Chí Phèo

- Dạng bài: so sánh, bàn luận ý kiến

Yêu cầu: Làm rõ bi kịch tha hoá từng nhân vật, chỉ ra được điểm chung và riêng. Từ đó nhận xét

về ý kiến được nêu trong đề bài

TIẾN TRÌNH LÀM BÀI

KIẾN THỨC

HỆ THỐNG Ý

PHÂN TÍCH CHI TIẾT

CHUNG

Khái quát vài

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) là một tài năng nhiều mặt, một nhà

nét về tác giả -

văn xuất sắc của văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông sáng tác nhiều

tác phẩm

thể loại, và ở thể loại nào cũng gây được tiếng vang. Đặc biệt ở thể

loại kịch, ông được đánh giá: Cây bút vàng của sân khấu kịch Việt

Nam. Tài năng ấy đột ngột qua đời trong một vụ tai nạn giao thông

thảm khốc khi tài năng đương ở độ chín. Quan niệm của Lưu

Quang Vũ trong sáng tác đã được ông phát biểu như sau: Động lực

xúi giục tôi viết kịch ấy chính là động lực khiến tôi làm thơ. Đó là

khát vọng được bày tỏ, được thể hiện tâm hồn mình vào thế giới

xung quanh, để tham dự vào dòng chảy mãnh liệt của đời sống,

được trao gửi và dâng hiến.

0,5 điểm

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch hay nhất

của Lưu Quang Vũ. Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã

xây dựng thành công một vở kịch nói hiện đại, thể hiện tư tưởng

triết lý, ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Vở kịch chia làm 7 cảnh, đoạn

trích là cảnh

cuối cùng.

- Nếu như ví văn học dân tộc giống dãy núi non trùng điệp, thì Nam

Cao chính là một đỉnh cao trên miền non tản đó. Đoản mệnh trong

đời, nhưng tên tuổi Nam Cao sẽ còn sống mãi cùng văn học nghệ

thuật, đặc biệt là dấu ấn ông để lại trong trào lưu hiện thực phê phán

giai đoạn 1930 - 1945. Các tác phẩm của ông vừa rất mực chân

thành vừa có một ý vị triết lý, một ý nghĩa khái quát sâu xa. Ngòi

bút hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt vừa sắc lạnh, vừa gân guốc, lại

vừa thắm thiết trữ tình. Nhà văn có sở trường trong miêu tả tâm lý

con người, nhất là khi đi vào miêu tả diễn biến tâm lý tinh tế, phức

tạp.

- Chí Phèo không những là tác phẩm xuất sắc nhất trong văn nghiệp

của nhà văn Nam Cao, nó còn xứng đáng là một kiệt tác của văn

học giai đoạn đương thời. Một tác phẩm lớn về nhiều mặt dù chỉ

chứa đựng trong dung lượng của một truyện ngắn.

Giải thích ý

Những kiếp người bị quyền lực nhào nặn: Ở đây để nói về những

kiến

tầng lớp thống trị, những bàn tay quyền lực chi phối đến đời sống

nhân dân, đặc biệt là với những kẻ thấp cổ bé họng. Họ không có

quyền lựa chọn cuộc sống, cách sống. Họ bị chi phối bởi những thế

lực lớn mà không cưỡng lại được.

Bi kịch tha hoá: Để nói về sự thay đổi mang ý nghĩa tiêu cực, đó là

một quá trình biến đổi và đẩy nhân vật vào chốn bi kịch, đặc biệt là

sự xa lánh của mọi người. Muốn quay trở lại cũng không được.

TRỌNG TÂM Bi kịch tha hóa

- Trương Ba là một ông lão làm vườn hiền hậu, yêu thiên nhiên cây

của Trương Ba

cỏ, một người cha, người chồng, người ông mẫu mực, một trí tuệ

mẫn tiệp. Vì lỗi của Nam Tào, Bắc Đẩu mà bị chết oan. Để sửa sai,

đấng nhà trời đã cho ông nhập xác hàng thịt. Hồn một đàng, xác

một nẻo.

- Trải qua thời gian, Trương Ba dần bị xác thịt làm cho mụ mị, tha

hoá, biến đổi đến mức ông ngỡ ngàng, không còn nhận ra chính

mình. Màn độc thoại mở đầu đoạn trích giữa Trương Ba và xác

hàng thịt đã bật lên sự tha hoá của Trương Ba.

- Nếu như trước đây, Trương ba là một người thanh cao, một con

người đứng đắn, thì nay hồn Trương Ba ít nhiều đã bị vấy bẩn, tha

hóa bởi dục vọng thấp hèn của thân xác: “Khi ông ở bên nhà tôi...

Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực,

cô nghẹn lại... Đêm hôm đó, suýt nữa thì...”. Là người có tuổi, lại

rất tự trọng, điều đó khiến Trương Ba đau đớn, và khó có thể tha

thứ cho bản thân.

- Chính hồn đã lâng lâng cảm xúc trước các món ăn dung tục “tiết

canh, cổ hũ, khấu đuôi", Những món ăn của phường đô tể nay lại

khiến một con người thanh đạm thích thú, đó là điều khó có thể

chấp nhận.

- Trương Ba từ một người cha mẫu mực, luôn khuyên dạy con

những điều hay lẽ phải, thì giờ trở thành con người thô lỗ, phũ

phàng. Khi khuyên thằng con đi vào con đường ngay thẳng không

được, ông đã nổi giận ‘‘tát thằng con toé máu mồm, máu mũi",

4 điểm

trong cái tát nảy lửa đó, có sự góp sức của bàn tay đồ tể. Và cả tính

cách đồ tể nữa.

- Một chi tiết thêm để nói về sự tha hóa của Trương Ba trong cuộc

đối thoại với đứa cháu gái. Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì

giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết

lợn”, bàn chân “to bè như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”,

“giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm” trong mảnh vườn của ông

nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát

khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với

nó, “Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy”. Hay nói cách

khác, ông Trương Ba làm vườn khéo léo nay còn đâu, chỉ còn con

người thô vụng, đụng đâu hỏng đó.

- Dần dần, Trương Ba bị xa lánh, bị người thân cự tuyệt. Ông đau

khổ vì đánh mất chính mình. Tìm đến Đế Thích, ông chọn cái chết

để được giải thoát.

Bi kịch tha hóa

Chí Phèo vốn là anh nông dân chất phác và lương thiện. Chí giàu

của Chí phèo

lòng tự trọng, biết ghét những gì mà người ta cho là đáng khinh.

Chí cũng như bao con người khác, anh cũng có ước mơ giản dị: “có

một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc muốn cày thuê, vợ dệt vải.

Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua

dăm ba sào ruộng làm”.

Thế nhưng, trước sự ghen tuông của Bá Kiến, Chí đã bị đẩy vào nhà

tù thực dân. Nhà tù thực dân đã phát huy tác dụng. Ra tù, Chí Phèo

mang bộ mặt gớm ghiếc, biểu hiện của sự thay đổi về nhân hình

(bước đầu tiên của quá trình tha hóa): “Cái đầu thì trọc lóc, cái

răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất câng câng, hai mắt

gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tầy

vàng. Cái ngực phanh đầy những nét trạm trổ rồng phượng với một

ống tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!

Anh Chí - anh canh điền khoẻ mạnh, lành như đất. mỗi lúc bóp

chân cho bà Ba lại xấu hổ. đỏ mặt đã không còn một chút bóng

dáng nào trong cái bộ dạng ấy

Chí Phèo về làng tức là được trả lại quyền công dân. được về với

con người nhưng oái ăm thay Chí lại hoàn toàn lạc loài, hoàn toàn

xa lạ. Hắn không chỉ thay đổi về nhân hình mà còn thay đổi cả nhân

tính.

Lần đầu sau khi ra tù. Chí đến Bá Kiến với ý định trả thù. Nhưng ý

đồ ấy còn mơ hồ và nhanh chóng bị đánh gục trước sự xảo quyệt

của cụ Bá. Song, tội ác của Bá Kiến còn lớn hơn khi hắn đẩy con

người này xuống hàng thú vật biến Chí Phèo thành công cụ của

mình. Đến nhà Bá Kiến lần thứ hai với bộ dạng liều lĩnh và gàn dở.

Chí Phèo đã rơi vào sách lược "dùng thằng đầu bò trị thằng đầu

bò” của Bá Kiến. Từ đây, Chí Phèo trượt dài trên dốc tha hoá và

hắn bị đẩy hẳn ra khỏi xã hội loài người. Hắn quên cả cuộc đời của

chính hắn. không còn ý thức về sự tồn tại trong không gian, thời

gian.

Cuối cùng, con quỹ dữ đã chết trong sự ghẻ lạnh của mọi người.

Chí dù đã thức tỉnh và khao khát lương thiện, nhưng xã hội không

chấp nhận hắn. Hắn bị đẩy đến chỗ cùng đường tuyệt lộ.

Bàn luận đánh

Có thể nói, cả hai nhân vật đều là những nạn nhân khố khổ, bị tầng

giá

lớp thống trị thao túng, đưa đẩy, dẫn dắt cuộc đời. Và bằng ngoại

cảnh mới, môi trường mới, tiếp xúc với những điều xấu xa, họ bị

tha hoá, rồi đánh mất chính mình

Bản chất của hai nhân vật đều thiện lương, và phần người đó đã

đánh thức họ, khiến cả hai quyết định không thể sống tiếp cuộc

sống không phải chính mình đó. Không thể chấp nhận được con

người hiện tại đó.

Thế nhưng, với Chí Phèo, kết thúc của hắn thật đau đớn. bởi hắn

không nhận được sự cảm thông, và sẻ chia. Hơn thế nữa, hắn chết,

nhưng hiện tượng Chí Phèo còn tiếp diễn, nghĩa là một bi kịch vòng

lặp lại tái diễn.

Còn với Trương Ba, cháp nhận cái chết, thật ra đó là một cái kết có

hậu, bởi vì Trương Ba chết để được là chính mình. Chỉ khi được là

chính mình, mới có hạnh phúc. Và Trương Ba, ông Trương Ba hiền

hậu còn sống mãi trong trái tim người thân, gia đình ông, như một

tấm gương về đạo đức sống.