MỞ BÀI– VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 ĐÃ ĐẠT NHIỀU THÀNH TỰU TO LỚN, ĐẶC BIỆT LÀ NHỮNGMẢNG TÁC PHẨM THỂ HIỆN PHẨM CHẤT ANH HÙNG CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG HAI CUỘC CHIẾNTRANH VỆ QUỐC VĨ ĐẠI CHỐNG LẠI KẺ THÙ XÂM LƯỢC THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MĨ

Câu 2. (5,0 điểm)1. Mở bài– Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 đã đạt nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt là nhữngmảng tác phẩm thể hiện phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong hai cuộc chiếntranh vệ quốc vĩ đại chống lại kẻ thù xâm lược thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.– Tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là tác phẩm đã thành công trongsự khắc họa những hình tượng nhân vật tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi cách mạng caođẹp, cho lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Namchống lại giặc ngoại xâm.2. Thân bài2.1. Khái niệm về sử thi và tác phẩm mang khuynh hướng sử thi– Sử thi là những áng văn tự sự (bằng văn vần hoặc văn xuôi), có quy mô hoành tráng, miêutả và ca ngợi những thành tựu, những sự kiện có tính chất toàn dân và có ý nghĩa trọng đạiđối với cộng đồng, ca ngợi những anh hùng bộ tộc mang sức mạnh thần kì, tiêu biểu chophẩm chất và khát vọng của bộ tộc (như anh hùng Rama trong sử thi Ramayana; Hecto trongsử thi I-li-át, Ô-đi-xê của Hi Lạp... Ở Việt Nam có người anh hùng Đăm Săn trong Đăm Săncủa người Ê-đê...). Mỗi bộ sử thi chính là niềm tự hào to lớn của dân tộc đó. Sử thi thời cổ đạilà thể loại một đi không trở lại.– Nền văn học hiện nay không còn thể loại sử thi nữa nhưng cái không khí, tính chất của sửthi vẫn được người cầm bút mang vào trong các sáng tác. Và chất sử thi đã làm nên giá trị,làm nên sức sống cho từng trang viết, làm sống lại không khí hùng tráng của một thời đại anhhùng.– Một trong số những tác phẩm tiêu biểu minh họa cho chất sử thi trong văn xuôi Việt Namgiai đoạn 1945 - 1975 là: truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của nhà văn NguyễnThi.2.2. Bối cảnh sử thi– Nguyễn Thi - nhà văn - người chiến sĩ ở tuyến đầu máu lửa. Tác phẩm của ông mang hơithở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động, bước vào văn họctừ thực tế chiến đấu.– Những đứa con trong gia đình là truyện ngắn hay của Nguyễn Thi được sáng tác vào tháng2 năm 1966, khi đế quốc Mĩ đổ quân vào miền Nam nước ta, dân tộc ta đứng trước trận chiếnmột mất một còn để bảo vệ độc lập tư do, bảo vệ quyền sống. Đó là bối cảnh lịch sử để từ đótác phẩm ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với chất sử thi đậm đà.2.3. Những biểu hiện về chất sử thi trong tác phẩma. Đề tài, chủ đề– Đề tài: tác phẩm đều viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước hào hùng và bi tráng củadân tộc. Trong tác phẩm này Nguyễn Thi tập trung ca ngợi tinh thần yêu nước và truyềnthống cách mạng của một gia đình nông dân Nam Bộ.– Chủ đề: thông qua câu chuyện về những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ cótruyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương, cách mạng, nhà văn khẳngđịnh: sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình vàtruyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộcViệt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.b. Tính cộng đồng trong tác phẩm– Dòng sông cách mạng của gia đình Việt:+ Có mối thù sâu nặng với bọn Mĩ - ngụy.+ Quyết tâm đánh giặc cứu nước.+ Tình cảm gia đình gắn bó sâu nặng với tình yêu nước.=> Dòng sông cách mạng của một gia đình đổ vào biển lớn bằng một trăm con sông được thểhiện qua:* Những chiến công được ghi trong cuốn sổ gia đình.* * Kể qua dòng nội tâm của nhân vật Việt, hiện lên những nhân vật như người mẹ, chú Năm(những khúc sông thượng nguồn) và chị Chiến, Việt (những khúc sông sau nhưng chảy xa,chảy mạnh).– Cụ thể:+ Má Việt: Người phụ nữ Nam Bộ kiên trung và đảm đang. Yêu thương chồng con hết mực. Mạnh mẽ, biết nén thương đau (khi chồng bị giặc giết hại), là chỗ dựa tinh thần chocon cái: một mình đi đòi đầu chồng, rồi đến khi chết trên tay vẫn còn cầm cái trái cànông lép nóng hổi.+ Chú Năm: Hay kể sự tích gia đình bằng cuốn sổ, bằng gia phả: chứng tích tội ác của bọn giặc;chiến công hiển hách của gia đình Việt. Ham sông, ham bến: chèo ghe mướn. Cương trực, giàu tình cảm: giọng hò, lời hò khàn khàn.c. Nhân vật Việt và Chiến mang vẻ đẹp nhân vật sử thi– Hai chị em chịu những đau thương mất mát cũng là những thương đau mất mát của NamBộ, đất nước.– Hai chị em mang tầm vóc của người anh hùng:+ Là hai khúc sông sau trong dòng sông truyền thống cách mạng của gia đình, là sự tiếp nốithế hệ của chú Năm và Má, đều là những thanh niên mới lớn có những nét hồn nhiên trẻ con,dễ thương, có tình thương gia đình sâu nặng, có lòng căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm trảthù nhà đền nợ nước.+ Việt: Là thanh niên mới lớn (mười tám tuổi), rất hồn nhiên; hay giành với chị Chiến vô tưkhi chị bàn chuyện nhà (bắt đom đóm, dạ, cười khì, lăn ra ván ngủ). Giấu chị như giấu của riêng; khi vào bộ đội còn mang theo ná thun. Không sợ chết, không sợ giặc, nhung lại sợ ma cụt đầu. Có tình thương gia đình sâu nặng: thương ba má, chú Năm; đá đít thằng chặt đầu ba;nhớ giọng hò của chú; thương chị lạ. Là một chiến sĩ có tinh thần chiến đấu quả cảm, phi thường: một mình đuổi theo xebọc thép diệt được xe bọc thép; bị thương nặng, quyết tâm cao độ: trên trời có mày,dưới đất có mày, cả khu rùng này chỉ có mình tao...+ Chị Chiến: Là cô gái mới lớn, tính khí còn nét trẻ con; hay giành với em; thích làm duyên, làmdáng (đem theo gương soi, lược). Là người chị biết nhường em, lo toan tháo vát; trước đêm lên đường tòng quân thức lobàn với Việt chuyện nhà và sáng hôm sau khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm. Tinh thần quyết tâm trả thù nhà đền nợ nước: không nhường đi bộ đội với Việt; dặndò Việt; khẳng định lời thề: nếu giặc còn thì tao mất.d. Chất sử thi qua nghệ thuật truyện– Tình huống khốc liệt, dữ dội của chiến tranh:+ Việt chiến sĩ quân giải phóng, bị thương nặng nằm lại chiến trường, lạc mất đồng đội.Truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật Việt khi liền mạch (lúc tỉnh) khi gián đoạn(lúc ngất) của "người trong cuộc", làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn, có thể thay đổiđối tượng, thời gian, không gian, đan xen giữa tự sự và trữ tình.+ Tình huống truyện như thế thể hiện những chi tiết dữ dội, ác liệt của chiến tranh, làm chocâu chuyện không đơn điệu, tạo giọng kể linh hoạt, khắc họa được tính cách nhân vật Việt.– Nhiều chi tiết, hình ảnh, đoạn văn được chọn lọc đậm chất hiện thực, tạo ấn tượng mạnh:"đòi đầu chồng", "ghi tên tòng quân", "đối thoại giữa hai chị em", "giọng hò của chú Năm","khiêng bàn thờ má"...3. Kết bài– Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là tác phẩm lưu hiện chất sửthi của văn xuôi Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Chính sắc diện thẩm mĩ vềchất sử thi đã thể hiện đầy đủ nhất về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học yêu nước.– Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại chống Mĩ hiện diện trên khắp mọi miềncủa đất nước. Từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bằng đếnmiền núi. Tất cả tạo nên một sức mạnh long trời lở đất để nhấn chìm lũ bán nước và quâncướp nước. Cuộc đời và sự hi sinh của những con người Việt Nam anh hùng mãi mãi là bảnanh hùng ca tuyệt đẹp cho các thế hệ Việt Nam noi theo.