TẠI SAO NHIỀU NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI LẠI BAN HÀNH LỆNH CẤM SỬ DỤNG TÚI“NIL...

Câu 1: Tại sao nhiều nước trên thế giới lại ban hành lệnh cấm sử dụng túi

“nilon”?

Túi nilon thường được sản xuất từ polietilen (PE), mỏng, nhẹ, chi phí sản xuất

thấp, tiện lợi. Vì vậy, hàng ngày chúng ta sử dụng một số lượng lớn túi nilon mà

không hề nghĩ tới những ảnh hưởng to lớn của nó đối với môi trường. “Ô nhiễm

trắng” là cách mà các chuyên gia môi trường đang nói về sự lạm dụng túi nilon hiện

nay.

Túi nilon được thải ra tràn ngập khắp mọi nơi, lẫn vào đất ngăn cản oxi đi qua

đất, hạn chế sự tăng trưởng của cây trồng, gây thoái hoá, xói mòn đất. Ước tính trung

bình khoảng 500 năm mới phân huỷ hoàn toàn một túi nilon. Nếu túi nilon lọt vào

cống rãnh, kênh rạch sẽ làm tắc nghẽn, ứ đọng nước gây ngập lụt.

Các chất phụ gia thêm vào PE trong quá trình sản xuất túi nilon vô cùng độc

hại, gây tổn hại to lớn đến sức khoẻ con người. Những túi nilon nhuộm màu xanh đỏ

nếu đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây độc cho thực phẩm do chứa các kim loại như

chì, cacdimi,… gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư. Nếu

đựng đồ nóng từ 70 – 80

0

c thì những chất phụ gia sẽ có phản ứng phụ gây độc hại.

Khi thải túi nilon ra, các hoá chất độc hại này cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nước

gây tổn hại sức khoẻ con người.

Nếu xử lý túi nilon bằng cách đốt cũng không ổn, bởi khi đốt túi nilon sẽ tạo ra

khí cacbonic, metan và đioxin cực độc.

Túi nilon cũng là mối hiểm hoạ chết chóc đối với rùa biển và các loài cá vì các

loài này nhầm chúng với các loài sứa.

Thế giới trở nên hẹp vì rác nilon.

Chính vì những tác hại mà túi nilon đã gây ra cho môi trường, một số nước trên

thế giới đã ban hành các lệnh cấm và các luật thuế nhằm giảm hoặc loại bỏ thói quen

tiêu thụ túi nilon. Achim Steiner – người đứng đầu Chương trình Môi Trường của

Liên Hiệp Quốc nói: “chẳng có lý do gì để sản xuất một cái túi nilon nào nữa, ở bất

kỳ đâu”.

Tại Ấn Độ và Bangladesh, túi nilon bị cấm ở một số thành phố sau vụ nghẹt

ống thoát nước mưa dẫn đến cơn lũ chết người.

Năm 2010, thủ đô Washington của Mỹ đã đưa ra quy định đánh thuế đối với túi

nilon, với mức 5 cent (1% đô la) đối với người mua túi đựng đồ bằng nilon. Việc

đánh thuế này đã đem lại hiệu quả cao trong việc hạn chế sử dụng túi nilon: con số

người dân sử dụng 22,5 triệu túi/tháng giảm xuống chỉ còn 4,6 triệu túi/tháng. Ngoài

sự sụt giảm sử dụng 80% túi nilon, quy định đó còn đem lại cho ngân sách thành phố

2,75 triệu USD – sử dụng làm sạch sông ngòi. Hội đồng thành phố Los Angeles, bang

Californiađã đưa ra sắc lệnh cấm sử dụng bao bì bằng chất dẻo tại các siêu thị, 75000

cửa hàng trong thành phố phải chuyển từ bao bì bằng chất dẻo sang bao bì giấy,

cactong và các vật liệu khác dễ phân huỷ.

Tháng 1-2011, Ý cấm hoàn toàn loại túi mua hàng bằng nhựa chỉ sử dụng một

lần. Chỉ mấy tháng sau, túi nhựa hầu như biến mất khỏi các cửa hàng cũng như đường

phố ở Ý. Người mua hàng mang túi riêng của mình có thể dùng được nhiều lần mà

không bị rách hoặc sử dụng túi có thể tái chế.

Trong hệ thống các văn bản pháp lý của Việt Nam, chưa có quy định nào cấm

hay hạn chế sử dụng túi nilon trong đời sống. Ngày 11/04/2013, Thủ tướng Chính phủ

đã ban hành quyết định số 582/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô

nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân huỷ trong sinh hoạt đến năm 2020.

Đề án này chủ trương ban hành quy định cấm sản xuất túi nilon khó phân huỷ có

chiều dày nhỏ hơn 30 micromet. Đề ra mục tiêu đến năm 2020, giảm 65% lượng túi

nilon khó phân huỷ sử dụng tại các siêu thị, giảm 50% sử dụng tại các chợ dân sinh ,

… so với năm 2010.

Trong “cuộc chiến” với túi nilon, đã có những đơn vị tiên phong sản xuất túi

nilon không độc từ nguyên liệu thiên nhiên (Trung tâm nghiên cứu sản xuất các chế

phẩm sinh học thuộc Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam), hoặc túi nilon

tự phân huỷ (công ty của Người tàn tật Hà Nội), …nhưng chi phí sản xuất, giá thành

cao gấp 3-4 lần so với túi nilon bình thường nên giải pháp này chưa khả thi.

Vậy chúng ta phải làm gì để hạn chế rác thải túi nilon?

Nhiều nhóm sinh viên tình nguyện đã và đang tiến hành nhiều chiến dịch nhằm

tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của túi nilon. Thu gom túi

nilon, vận động du khách đổi bao nilon bằng túi tự phân huỷ, sử dụng giỏ xách thân

thiện với môi trường, chiến dịch “nói không với túi nilon”, “không sử dụng túi nilon”,

… phát động và được mọi người hưởng ứng.

Nội dung giáo dục: Là thanh niên, các em hiểu được tác hại của túi nilon tới

môi trường, các em sẽ có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường của

chính mình: gương mẫu thực hiện không hoặc ít sử dụng túi nilon, nếu túi nilon

sử dụng rồi vẫn còn sạch thì giữ lại để sử dụng hoặc cho người bán hàng sử

dụng lại, không vứt túi nilon bừa bãi, …, là tuyên truyền viên tích cực vận

động bạn bè và người thân cùng góp phần bảo vệ môi trường sống.