PHÂN LOẠI ĐỊA DANH A

1.1.3. Phân loại địa danh

a. Quan niệm của các nhà nghiên cứu nước ngoài

Nêu một số cách phân loại của nhà nghiên cứu Pháp, Nga

như: A.Dauzat, Ch.Rostaing, G.P. Smoliennaja và M.V.

Gorbanevskij, A. V. Superanskaia…

Cách phân loại của các nhà nghiên cứu trên

đây mới nhìn

vào có vẻ khá hợp lý. Tuy nhiên hai nhà nghiên cứu Pháp, một người

dựa trên ngữ nguyên, một người dựa vào nội dung của nó

để phân

loại. Do vậy mà cách phân loại của họ thiếu tính khái quát. Còn với

hai nhà nghiên cứu Nga thì cách phân loại khá chi tiết và

đầy

đủ.

Nhưng khi phân loại họ lại chưa chú ý đến các công trình dân sinh và

xây dựng nhân tạo khác như cầu, cống, đập…mà

đây là một trong

những công trình đánh dấu sự tiến bộ của loài người và để lại dấu ấn

văn hóa của các dân tộc.

b. Quan niệm của các nhà nghiên cứu Việt Nam

Đưa ra một số cách phân loại của các nhà nghiên cứu Việt

Nam: Trần Thanh Tâm, Nguyễn Văn Âu, Còn với Lê Trung Hoa,

Nguyễn Kiên Trường…

c. Quan niệm của tác giả luận văn

* Căn cứ vào loại hình:

- Địa danh thiên nhiên, gồm các loại địa danh sau:

+Sơn danh: núi, thung lũng, dốc

+Thủy danh: sông nước, hố, thác

- Địa danh nhân văn, gồm các loại địa danh sau:

+ Địa danh hành chính;

+ Địa danh các công trình dân sinh;

+ Địa danh các công trình di tích lịch sử, văn hóa.

* Căn cứ theo ngữ nguyên ta có:

5

- Địa danh có nguồn gốc thuần Việt;

- Địa danh có nguồn gốc Xê Đăng;

- Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp.

* Căn cứ theo số lượng âm tiết ta có:

- Địa danh đơn tiết;

- Địa danh phức.