BÀI 36 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘI.KIẾN...

1/ Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung

Bộ?

a/ Thuận lợi:

-Vị trí địa lý: tiếp giáp: BTB, Tây Nguyên, ĐNB, biển ĐôngGiao lưu kinh tế trong và ngoài khu vực

-Lãnh thổ hẹp, phía Tây là sườn đông của Trường Sơn Nam, phía

Đông là biển Đông, phía Bắc có dãy

Bạch Mã làm ranh giới với BTB, phía Nam là ĐNB. Các nhánh núi ăn ra biển tạo nên hàng loạt các bán

đảo, vịnh biển và nhiều bãi biển đẹp tạo cho vùng có nhiều tiềm năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng

thuỷ sản, du lịch.

-Các đồng bằng nhỏ hẹp, đất cát pha và đất cát là chính; đồng bằng màu mỡ nổi tiếng là đồng bằng Tuy

Hòa. Vùng gò đồi thuận lợi chăn nuôi bò, cừu, dê.

-Mang tính chất khí hậu của Đông Trường Sơn, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

-Tiềm năng thuỷ điện không lớn nhưng vẫn có thể xây dựng các nhà máy có công suất trung bình và nhỏ.

-Diện tích rừng hơn 1,7 triệu ha, chiếm 14% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng của vùng là 38,9%,

nhưng có đến 97% là rừng gỗ, chỉ có 2,4% là rừng tre nứa. Rừng có nhiều loại gỗ, chim và thú quý.

-Khoáng sản không nhiều, chủ yếu các loại VLXD, các mỏ cát làm thuỷ tinh ở Khánh Hòa, vàng ở Bồng

Miêu (Quảng Nam), dầu khí ở thềm lục địa cực NTB.

-Dân cư giàu truyền thống lịch sử, cần cù, chịu khó. Ở đây có các di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An,

Thánh địa Mỹ Sơn.

-Có nhiều đô thị và các cụm công nghiệp, khu kinh tế mở để thu hút đầu tư nước ngoài: Dung Quất, Chu

Lai…đang thu hút đầu tư nước ngoài.

b/Hạn chế:

- Mùa mưa lũ lên nhanh, mùa khô thiếu nước, khô hạn kéo dài (Ninh Thuận, Bình Thuận) cần có hệ thống

thuỷ lợi để giải quyết vấn đề nước tưới.

- Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ…

- Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề trong chiến tranh. Có nhiều dân tộc ít người trình độ sản xuất thấp.

-Cơ sở năng lượng còn nhỏ bé, GTVT còn kém.