(5 ĐIỂM)YÊU CẦU CHUNG

Câu 2 (5 điểm)

Yêu cầu chung: 0,5 điểm

Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài

viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.

Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung: 4,5 điểm

ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ

- Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Ai đã đặt tên cho dòng sông

- Dạng bài: Phân tích, liên hệ

- Yêu cầu: Làm rõ đối tượng trọng tâm, từ đó tìm ra được điểm tương đồng, và điểm riêng của đối tượng

liên hệ

TIẾN TRÌNH LÀM BÀI

KIẾN THỨC

HỆ THỐNG Ý

PHÂN TÍCH CHI TIẾT

CHUNG

Khái quát vài

“Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút ký

nét về tác giả -

nổi tiếng ở nước ta vài chục năm nay. Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc

tác phẩm

Tường hấp dẫn người đọc ở tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên

bác và chất Huế thơ huyền hoặc, quyến rũ. Đó là những trang viết

tài hoa, tài tử, tài tình...Thực ra, bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường

chính là những áng thơ, văn xuôi cuốn hút người đọc. Đó là những

0,5 điểm

lời nhận xét xác đáng mà cũng đầy trân trọng của nhà thơ Ngô Minh

dành tặng Hoàng Phủ Ngọc Tường.

TRỌNG

Vẻ đẹp sông

- Điệu chảy của sông Hương trong lòng thành phố Huế rất chậm,

TÂM

Hương trong

dường như là không trôi, giống như mặt hồ tĩnh lặng. Ngoài nguyên

lòng thành phố

nhân về mặt địa hình, còn có hai lý do khiến cho sông Hương chảy

rất chậm trong lòng thành phố là bởi xuất hiện những chi lưu khiến

cho lưu tốc càng giảm đi, và độ cản của hai hòn đảo nhỏ, khiến cho

sông Hương đã trở thành dòng sông hiền hòa nhất trong mọi dòng

3 điểm

sông.

- Thế nhưng trong cảm quan nhà văn, đó là điệu chảy dành riêng cho

thành phố Huế, một điệu slow nhẹ nhàng, tình cảm, rất lãng mạn, rất

sâu lắng, chậm rãi và da diết. Cũng giống như người con gái chung

tình, phải trải qua cả một hành trình thật gian nan, tìm đến người tình

là cả một sự kỳ công, vì vậy khi bên người tình, người con gái

Hương giang ấy muốn ở thật lâu, trong vòng tay của người tình.

- Trong lòng thành phố, sông Hương tỏa thành nhiều nhánh, những

chi lưu ấy như những cánh tay mềm mại, ôm ấp lấy người tình thủy

chung.

- Trong niềm tự hào của một người con đã sống thủy chung cùng xứ

Huế hơn bốn mươi năm, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã so sánh sông

Hương với những dòng sông đẹp, nổi tiếng trên thế giới. Là dòng

sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Pu-đa-pét, sông Nê-va. Những

dòng sông như biểu tượng của thành phố nơi nó chảy qua, và là cả

niềm tự hào của đất nước với bạn bè thế giới.

- Đặt sông Hương bên cạnh những dòng sông đẹp đó, Hoàng Phủ

Ngọc Tường đã kín đáo nâng dòng chảy Hương giang ngang hàng

với những dòng chảy tuyệt mỹ. Thế nhưng còn hơn thế, trong con

mắt mến yêu, nhà văn họ Phủ còn thấy sông Hương đặc biệt hơn, độc

đáo hơn những dòng sông kia. Cùng chảy vào giữa lòng thành phố

như sông Xen và Đa-nuýp, nhưng sông Hương chỉ chảy qua một

thành phố duy nhất. Hay nói cách khác, sông Hương giống như

người con gái chung tình. Và với sông Nê va, dòng sông đẹp với

những khối băng như thủy tinh chảy về biển Ban-tích. Nhà văn lại

cảm thấy dòng chảy ấy quá nhanh, như là sự hụt hẫng, chấp chới, bởi

dòng chảy ấy nhanh quá, vụt trôi quá, chẳng kịp để lại nỗi niềm. Vì

vậy, nhà văn lại nhớ đến dòng Hương giang, lại thấy quý điệu chảy

lặng lờ, dùng dằng của nó. Nói cách khác, nếu như sông Hương thủy

chung với người tình xứ Huế thì Hoàng Phủ Ngọc Tường chỉ thủy

chung với dòng chảy Hương giang.

LIÊN HỆ

Bức tranh xứ

- Đây thôn Vĩ Dạ thực chất là một cuộc hành trình tưởng tượng của

Huế trong Đây

thi sĩ họ Hàn. Khổ hai đã vẽ nên xứ Huế trong một đêm trăng thật

thôn Vĩ Dạ

đẹp. Trước hết là cảnh sông nước: Xuất hiện thật thi vị, có gió, mây,

dòng nước lặng lẽ, hai bên bờ là hoa bắp. Gió nhè nhẹ thổi, mây lững

1 điểm

lờ bay trong một đêm thanh vắng, tưởng chừng như cả gió và mây

đều cố khẽ khàng để không phá tan bầu yên tĩnh. Góp chung không

khí đó là dòng sông Hương lững lờ, tưởng chừng như không hề trôi.

Và hoa bắp khẽ lay động, tất cả vẽ nên khung cảnh tĩnh tờ dọc bên

bờ trù phú.

- Cả bờ sông ngập tràn ánh trăng, trăng làm cảnh vật thêm lung linh,

thêm đẹp. Ta thấy xuất hiện thuyền trăng (có thể hiểu con thuyền chở

đầy trăng, hoặc bay bổng hơn, trăng như một chiếc thuyền đang trôi

trên dòng sông ánh sáng), sông trăng (con sông ngập tràn ánh trăng,

hoặc cũng có thể hiểu ánh trăng chảy chiếu như một dòng sông) và

bến trăng.

- Nhưng đằng sau bức tranh lung linh ấy, ta vẫn thấy một nỗi niềm,

cái tình thi nhân ẩn chứa. “Gió theo lối gió, mây đường mây”: Ý thơ

đã làm rõ sự chia ly, chia lìa.

- Cùng tái hiện được vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc con người xứ

Bức tranh xứ

Huế qua hai

Huế cả hai cây bút đều đã làm bật lên được những cảnh sắc rất riêng,

rất thơ mộng, chỉ tới Huế mới có. Có được điều đó chứng tỏ mảnh

ngòi bút tài

năng

đất, con người Huế đã chiếm chỗ sâu bền nhất trong lòng các tác giả.

- Huế và dòng Hương giang đã được tô vẽ bằng những cây bút tài

hoa, tinh tế, nhạy cảm trong văn chương, có tâm hồn hết sức lãng

mạn, phong phú. Vì vậy mà cảnh sắc như tình hơn, màu nhiệm hơn

qua lăng kính các tác giả.

- Tuy nhiên, với thiên bút ký, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có điều

kiện để nhìn dòng sông Hương, xứ Huế qua rất nhiều lăng kính, đi

sâu, khái quát các góc cạnh để cảnh sắc được hiện lên đa diện, đầy

đủ. Đó cũng như là tấm lòng của một người đã gắn bó với xứ cố đô,

đã dành trọn tình yêu thuỷ chung cho chốn này.

- Với Hàn Mặc Tử, cảnh xứ Huế, dòng Hương giang và Vĩ Dạ đều

được hiện lên qua dòng ký ức, qua nỗi nhớ, vì vậy, cảnh sắc khi thì

sáng rõ, khi thì lung linh, lúc lại mờ ảo chập chờn. Với khổ 2, bằng

ngòi bút tài năng, thi nhân đã vẽ nên bức tranh đêm trăng bên dòng

sông tuyệt đẹp. Nhưng cũng phủ nhuốm màu buồn, màu li biệt. Tâm

trạng ấy vừa đến trong bức tranh tĩnh lặng của xứ Huế, vừa xuất phát

từ niềm riêng, từ nỗi đau của thi nhân.