TRÁI ĐẤTA) CẤU TẠO

4) Trái đất

a) Cấu tạo: Trái đất có dạng phỏng cầu, bán kính ở xích đạo bằng 6378 km, bán kính ở hai cực

bằng 6357km. Khối lượng riêng trung bình là 5520 kg/m

3

.

Trái đất có một cái lõi bán kính vào khoảng 3000 km, có cấu tạo bởi chủ yếu là sắt, niken, lớp

vỏ dày khoảng 35 km được cấu tạo chủ yếu bởi đá granit. Vật chất ở trong vỏ có khối lượng riêng

3300 kg/m

3

.

- Trái Đất tự quay quanh trục hợp với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 23

0

27

b) Từ trường của Trái Đất. Vành đai phóng xạ:

Từ trường Trái Đất có tính chất như từ trường của một nam châm, trục từ của nam châm này

nghiêng góc 11

o

5 so với trục địa cực Bắc – Nam và có thay đổi theo thời gian. Từ trường Trái Đất

tác dụng lên các dòng hạt tích điện phóng ra từ Mặt Trời và từ vũ trụ làm cho các hạt này “tập

trung” vào các khu vực ở trên cao so với mặt đất, tạo thành hai vành đai bao quanh Trái Đất, gọi là

“vành đai phóng xạ”.

c) Mặt trăng – vệ tinh của Trái đất:

Mặt Trăng cách Trái Đất 384000 km có bán kính 1738 km, có khối lượng 7,35.10

22

kg.

Gia tốc trọng trường trên Mặt Trăng là 1,63 m/s

2

. Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất với

chu kì 27,32 ngày. Trong khi chuyển động quanh Trái Đất, Mặt Trăng còn quay quanh trục của nó

với chu kì đúng bằng chu kì chuyển động quanh Trái Đất. Hơn nữa, do chiều tự quay cùng chiều

với chiều quay quanh Trái Đất, nên Mặt Trăng luôn hướng một nửa nhất định của nó về phía Trái

Đất.

Trên Mặt trăng không có khí quyển. Bề mặt Mặt trăng được phủ một lớp vật chất xốp. Trên bề

mặt Mặt trăng có các dãy núi cao, có các vùng bằng phẳng được gọi là biển, đặc biệt là có

rất nhiều lỗ tròn ở trên các đỉnh núi.

Nhiệt độ trong một ngày đêm trên Mặt trăng chênh lệch nhau rất lớn; ở vùng xích đạo của Mặt

trăng, nhiệt độ lúc giữa trưa là trên 100

o

C nhưng lúc nửa đêm lại là -150

o

C.

Mặt trăng ảnh hưởng hiện tượng thủy triều.