HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp: * Các vùng đồng bằng: - 90% đất nông nghiệp ở đồng bằng sử dụng để trồng lúa và các cây thực phẩm. - Đồng bằng sông Hồng: + Đặc điểm: ● Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người dưới 0,04 ha (thấp nhất cả nước). ● Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế. + Giải pháp: ● Thâm canh tăng vụ, đưa vụ đông trở thành vụ chính. ● Quy hoạch đất chuyên dùng và đất thổ cư. ● Tận dụng diện tích mặt nước để nuôi thủy sản. ● Hạ thấp tỉ lệ phát triển dân số. - Đồng bằng sông Cửu Long: ● Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người 0,15 ha, lớn gấp 3,5 lần so với đồng bằng sông Hồng. ● Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp còn nhiều. ● Phần lớn diện tích đất cấy 1 vụ, diện tích cấy 2, 3 vụ chưa nhiều. ● Diện tích đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn chiếm hơn ½ diện tích của đồng bằng. ● Cải tạo đất phèn và đất mặn, mở rộng diện tích đất nông nghiệp gắn liền với quy hoạch tổng thể thủy lợi của vùng. - Các đồng bằng nhỏ hẹp ở Duyên hải Miền Trung: ● Gồm các đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp ở ven biển. ● Bờ biển vuông góc với hướng gió mùa Đông Bắc đẩy các cồn cát lấn sâu vào làng mạc, ruộng đồng. ● Các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) thiếu nước trầm trọng. ● Trồng rừng phòng hộ ven biển. 19 ● Thủy lợi giải quyết nước tưới trong mùa khô nhằm năng cao hệ số sử dụng đất và mở rộng diện tích đất trồng trọt. * Trung du và miền núi: - Đặc điểm : + Chủ yếu là đất feralit thích hợp với việc trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng và phát triển đồng cỏ chăn nuôi. + Đất dốc, dễ bị xói mòn, thủy lợi gặp nhiều khó khăn. + Diện tích lúa nước rất hạn chế chỉ phân bố ở thung lũng có điều kiện nước tưới. - Giải pháp : + Đẩy mạnh thâm canh cây lương thực ở các nơi có điều kiện nước tưới để giải quyết vấn đề lương thực tại chỗ. + Chuyển một phần nương rẫy thành vườn cây ăn quả, cây công nghiệp. + Hạn chế nạn du canh du cư. + Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn. + Đẩy mạnh công nghiệp chế biến. + Bảo vệ tài nguyên rừng.