PHÂN TÍCH MỤC TIÊU VÀ ĐỘNG LỰC CỦA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

2. Mục tiêu, động lực trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta: Mục tiêu của đổi mới ở nước ta là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh” mục tiêu này được Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định là sángtạo độc đáo trong việc tìm tòi một công thức thể hiện được các mục tiêu của chủ nghĩaxã hội ở Việt Nam. Động lực đổi mới ở nước ta:- Giai cấp công nhân: Bằng hành động và chính sách thực tiễn, giai cấp côngnhân thu hút mọi tầng lớp lao động, trước hết là nông dân và trí thức về phía mình,cùng với họ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là điều kiện để giai cấp công nhân củngcố vai trò chính trị tiên phong của mình.- Do địa vị kinh tế - xã hội và bản chất giai cấp của mình, nông dân tự nguyệntìm đến với giai cấp công nhân. Nếu không liên kết với công nhân, trí thức thì họ sẽ bịcác giai cấp bóc lột lợi dụng, lôi kéo trở lại cuộc sống nô lệ, bị áp bức, bóc lột. Để đẩynhanh sản xuất nông sản hàng hóa, làm cho nông nghiệp phát triển bền vững, nôngdân rất cần tới sự hỗ trợ của công nghiệp và những tri thức khoa học kỹ thuật. Côngnghiệp và khoa học góp phần đắc lực vào quá trình giải phóng người nông dân, giúphọ tiếp xúc với nền văn minh nhân loại hiện đại, đồng thời có dịp để phát huy các giátrị văn hóa được tích tụ trong quá trình lao động, xây dựng ở nông thôn.- Về phía tầng lớp trí thức, là một tầng lớp xã hội đặc biệt có đặc trưng nổi bật làlao động trí óc sáng tạo. Công nhân và nông dân tạo nên những cơ sở vật chất, điềukiện sinh hoạt và làm việc cần thiết, đặt ra các nhu cầu làm động lực cho sự tìm tòisáng tạo, hoạt động nghiên cứu của trí thức. Ngược lại, các lĩnh vực hoạt động củacông nhân, nông dân sẽ là môi trường để trí thức đem khoa học kỹ thuật vào phục vụcuộc sống. Nếu như trong cách mạng dân tộc, dân chủ, nội dung liên minh công - nông - trí thức chủ yếu về chính trị nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh giành chính quyền, giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước, thì trong cách mạng XHCN với công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm, bên cạnh tính tất yếu của sự liên minh về chính trị, thì sự liên minh về kinh tế ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển đất nước.