ĐIỀN VẾ CÂU THÍCH HỢP VÀO CHỖ TRỐNG ĐỂ HOÀN CHỈNH CÁC CÂU GHÉP

11. Dấu câu :

A) Ghi nhớ :

*Dấu câu là kí hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau. Những ngữ điệu này

lại biểu thị những quan hệ ngữ pháp khác nhau và những mục đích nói khác nhau.

*Mười dấu câu thường dùng là: Dấu chầm, chấm hỏi, chấm than (chấm cảm),

dấu phẩy, chấm phẩy, hai chấm, gạch ngang, ngoặc đơn, ngoặc kép, chấm lửng(ba

chấm).

a) Dấu chấm:

Dấu chấm đặt ở cuối câu báo hiệu câu đã kết thúc. Viết hiết câu phải ghi dấu

chấm. Khi đọc, gặp dấu chấm phải hạ giọng và nghỉ hơi (nghỉ hơi một quãng bằng

khoảng thời gian đọc một chữ). Chữ cái đầu câu phải viết hoa. Dấu chấm thường đặt ở

cuối câu kể, đồng thời có khả năng đánh dấu sự kết thúc của một đoạn văn.

b) Dấu phẩy :

- Dấu phẩy được đặt xen kẽ trong câu. Một câu có thể có một hoặc nhiều dấu

phẩy. Khi đọc, gặp dấu phẩy phải ngắt hơi ngắn (thời gian ngắt hơi bằng bằng nửa

quãng nghỉ hơi sau dấu chấm). Dấu phẩy giúp cho các ý, các phần trong câu được phân

cách rõ ràng.

- Dấu phẩy dùng để :

+ Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.

+ Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.

+ Tách các vế câu ghép.

c) Dấu chầm hỏi:

Dùng đặt cuối câu hỏi. Khi đọc câu có dấu chấm hỏi, cần nhấn mạnh vào nội dung

cần hỏi .Thời gian nghỉ lấy hơi sau dấu phẩy như dấu chấm.Sau dấu chầm hỏi, bắt đầu

một câu khác, phải viết hoa chữ cái đầu câu.

d) Dấu chấm than (dấu chấm cảm):

Là dấu câu dùng để đặt cuối câu cảm hoặc câu khiến.Khi gặp dấu chấm cảm phải

nghỉ hơi như dấu chấm.

e) Dấu chấm phẩy:

Là dấu dùng đặt giữa các vế câu hoặc các bộ phận đẳng lập với nhau. Khi đọc

phải ngắt ở dấu chấm phẩy, ngắt quãng dài hơn so với dấu phẩy và ngắn hơn so với dấu

chấm.

f) Dấu hai chấm: Là dấu dùng để:

- Báo hiệu lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác được dẫn lại (dùng kèm

dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng).

- Báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích, thuyết minh cho bộ phận đứng trước nó.

g) Dấu gạch ngang: Là dấu câu dùng để:

- Đặt trước những câu hội thoại.

- Đặt trước bộ phận liệt kê.

- Dùng để tách phần giải thích với các bộ phận khác của câu.

- Dùng để đặt trước các con số, tên riêng để chỉ sự liên kết.

h) Dấu ngoặc đơn: Là dấu câu dùng để:

- chỉ ra nguồn gốc trích dẫn.

- Chỉ ra lời giải thích.

i) Dấu ngoặc kép: Dùng để:

- Báo hiệu lời dẫn trực tiếp.

- Đánh dấu tên một tác phẩm.

- Báo hiệu những từ trong ngoặc kép phải hiểu theo nghĩa khác với nghĩa vốn có

của nó hoặc hiểu theo nghĩa ngược lại, mỉa mai.

k) Dấu chấm lửng (dấu ba chấm): Dùng để :

- Biểu thị lời nói bị đứt quãng vì xúc động.

- Ghi lại những chỗ kéo dài của âm thanh.

- Chỉ ra rằng người nói chưa nói hết.

B) Bài tập thực hành: