VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

2/ Văn bản nghị luận:a. Phân biệt các thể loại: Chiếu - Hịch - Cáo - Tấu Giống nhau: Đều là thể văn chính luận → kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén,thường dùng lối văn biền ngẫu. Khác về mục đích:o Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh.o Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọiđấu tranh.o Cáo là thể văn vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công bố kết quảcủa một sự nghiệp để mọi người cùng biết.o Tấu là thể văn do thần dân dâng gửi lên vua chúa. Khác về đối tượng sử dụng:o Vua, chúa, bề trên dùng: chiếu, hịch, cáo.o Quan lại, thần dân: dùng tấu, sớ, biểu.b. Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một số văn bản nghị luận. Về nội dung: thấy được tư tưởng yêu nước, tinh thần chống xâm lăng và lòng tựhào dân tộc của cha ông ta qua những áng văn chính luận nổi tiếng, từ những văn bảnthời trung đại như "Chiếu dời đô" của Lí Công Uẩn, "Hịch tướng sĩ" của Trần QuốcTuấn, "Nước Đại Việt ta" của Nguyễn Trãi,... đến văn bản thời hiện đại như "Thuếmáu" của Nguyễn Ái Quốc. Về hình thức nghệ thuật: Những nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức lậpluận chặt chẽ, sắc sảo với giọng văn đanh thép, hùng hồn (Với các thể văn cổ nhưchiếu, hịch, cáo,... cần nắm được đặc điểm về hình thức như bố cục, câu văn biềnngẫu,.. đã giúp cho việc lập luận chặt chẽ và sáng tỏ như thế nào?)c. Nắm được những nét chung và riêng của tinh thần yêu nước được thể hiện trong cácvăn bản "Chiếu dời đô" - Lí Công Uẩn, "Hịch tướng sĩ" - Trần Quốc Tuấn và "Nước ĐạiViệt ta" (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi. Ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta đều được viết bởinhững nhân vật lịch sử, ra đời gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựngnước giữ nước và đều thấm đựơm tinh thần yêu nước nồng nàn. Tinh thần yêu nướcấy trong các văn bản vừa có nét giống nhau vừa có nét khác nhau, tức là vừa thốngnhất, vừa đa dạng. Cả ba văn bản đều thể hiện ý thức về chủ quyền dân tộc, đều khẳng định nền độclập dân tộc. Song ở mỗi văn bản, nội dung yêu nước lại có nét riêngo Ở "Chiếu dời đô" của Lí Công Uẩn nổi bật lên khát vọng xây dựng đấtnước vững bền và ý chí tự cường của dân tộc đang trên đà lớn mạnh.o Ở "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn là lòng căm thù sôi sục và tinh thầnquyết chiến quyết thắng lũ giặc xâm lược.o Ở "Nước Đại Việt ta" (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi là sựkhẳng định mạnh mẽ nền độc lập trên cơ sở ý thức dân tộc đặc biệt sâu sắc, đồngthời thể hiện niềm tự hào cao độ về sức mạnh chính nghĩa cùng truyền thống lịchsử, văn hoá vẻ vang của dân tộc.II/ PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT: