DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ

3. Dòng điện trong chất khí

- Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dịch có hƣớng của các ion dƣơng về catôt, các ion

âm và êlectron về anôt.

Khi cƣờng độ điện trƣờng trong chất khí còn yếu, muốn có các ion và êlectron dẫn điện

trong chất khí cần phải có tác nhân ion hoá (ngọn lửa, tia lửa điện....). Còn khi cƣờng độ điện

trƣờng trong chất khí đủ mạnh thì có xảy ra sự ion hoá do va chạm làm cho số điện tích tự do

(ion và êlectron) trong chất khí tăng vọt lên (sự phóng điện tự lực).

Sự phụ thuộc của cƣờng độ dòng điện trong chất khí vào hiệu điện thế giữa anôt và catôt có

dạng phức tạp, không tuân theo định luật Ôm (trừ hiệu điện thế rất thấp).

- Tia lửa điện và hồ quang điện là hai dạng phóng điện trong không khí ở điều kiện thƣờng.

Cơ chế của tia lửa điện là sự ion hoá do va chạm khi cƣờng độ điện trƣờng trong không khí

lớn hơn 3.10

5

(V/m)

- Khi áp suất trong chất khí chỉ còn vào khoảng từ 1 đến 0,01mmHg, trong ống phóng điện có

sự phóng điện thành miền: ngay ở phần mặt catôt có miền tối catôt, phần còn lại của ống cho

đến anôt là cột sáng anốt.

Khi áp suất trong ống giảm dƣới 10

-3

mmHg thì miền tối catôt sẽ chiếm toàn bộ ống, lúc đó

ta có tia catôt. Tia catôt là dòng êlectron phát ra từ catôt bay trong chân không tự do.