YÊU CẦU * VỀ KĨ NĂNG

Câu 3: Yêu cầu

* Về kĩ năng : Trên cơ sở đọc- hiểu hai đoạn thơ, có khả năng viết thành bài trình bày dược những

cảm nhận. hành văn trong sáng, có cảm xúc; không mắc những lỗi thông thường về ngữ pháp, chính

tả, dùng từ.

* Về kiến thức: học sinh trình bày được cảm nhận về hai đoạn thơ

Tình bà cháu trong đoạn thơ của Xuân Quỳnh:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

được gợi nhớ và gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ qua tiếng gà trưa trong kí ức và trong hiện tại

-trên đường hành quân ra trận- qua hình ảnh ổ trứng hồng, những hình ảnh thật gần gũi thân

thương… Tình bà cháu gắn liền với tình yêu quê hương, tình yêu Tổ quốc, những tình cảm đó như

là động lực mạnh mẽ để cháu chiến đấu hôm nay. Giọng thơ thật thiết tha ( Bà ơi) và cũng thật

mạnh mẽ khi khẳng định ( điệp từ vì), hình ảnh thơ thật gần gũi và vì thế khơi gợi được những cộng

hưởng tình cảm trong lòng người đọc. Nếu đoạn thơ của Xuân Quỳnh tình bà cháu gắn liền với ổ

trứng hồng tuổi thơ thì trong đoạn thơ của bằng việt lại gắn với hình ảnh bếp lửa:

Giờ cháu đã đi xa.có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà niềm vui trăm ngã

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:Cháu chiến đấu hôm nay

Sáng mai này bà nhóm bếp lên chưa?...

Bếp lửa là bà, là tình bà cháu ,là kỉ niệm tuổi thơ theo suốt cuộc đời tác giả. Dẫu giờ đã trưởng

thành dẫu giờ đã vươn đến thế giới rộng lớn( có ngọn khói trăm tàu,có lửa trăm nhà niềm vui trăm

ngã) , hình ảnh dó mãi không nguôi. Để mỗi khi lòng tha thiết nhớ bà vẫn không nguôi nhắc nhở :

“ Sáng mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

Hai đoạn thơ, hai nhân vật trữ tình ở hai hoàn cảnh có khác nhau( người cháu trên đường ra

trận và người cháu xa quê đi học ở một đất nước xa xôi) nên cách biểu hiện có khác nhau. Tuy vậy,

bao trùm cả hai đoạn thơ vẫn là những nét giống nhau về tình bà cháu: tha thiết, yêu thương, gắn

liền với những kĩ niệm tuổi thơ theo suốt cuộc đời và bà luôn là tâm điểm để hướng về, là điểm tựa

nâng đỡ tâm hồn; hình ảnh thơ gần gũi thân thương như quê nghèo chân chất, mộc mạc…