QUẢN LÝ CÁC NGUỒN THẢI KHÁC NHAU THEO CHỈ THỊ SỐ 25/CT-TTG NGÀY...

4.4.4. Quản lý các nguồn thải khác nhau

Theo Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp

bách về bảo vệ môi trường, trong đó có giao cho UBND tỉnh buộc các đối tượng có quy mô xả thải lớn lắp

999

đặt ngay các thiết bị kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải theo quy định của pháp luật và truyền số liệu

trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để thực hiện công tác quản lý các nguồn thải.

Thu gom và xử lý chất thải rắn nông nghiệp độc hại: Xây dựng và phát triển công tác thu gom bao bì

thuốc BVTV đã qua sử dụng, thuốc thú y hết hạn sử dụng cho các xã, thị trấn trong toàn tỉnh.

Nhân rộng và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch không dùng

phân bón hoá học và thuốc BVTV nhằm nâng cao chất lượng nông sản phục vụ cho tiêu dùng và xuất

khẩu;

Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật,

kinh nghiệm quản lý và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần phát triển nông nghiệp bền

vững.

Rà soát hiện trạng, quy hoạch phát triển nhà máy, CSSX, làng nghề trên địa bàn tỉnh;

Rà soát đánh giá hiện trạng, thiết kế hệ thống thu gom và XLNT của các nhà máy, CSSX;

Khuyến khích tạo thuận lợi hỗ trợ các đơn vị đăng ký thực hiện bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000;

Hỗ trợ về khoa học và công nghệ để triển khai nhân rộng các mô hình thí điểm về SXSH nhằm giảm

thiểu lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất của các cơ sở trên địa bàn.

Kiểm soát hoạt động xả thải từ các cơ sở y tế trên địa bàn các lưu vực để đảm bảo nước thải y tế thải ra

môi trường đạt quy chuẩn cho phép;

Quản lý chất thải rắn thải vào các LVS:

Bên cạnh việc quản lý nước thải từ các hoạt động trên thì việc quản lý hiệu quả chất thải rắn và CTNH

phát sinh từ các hoạt động dân sinh, kinh tế thải vào nguồn nước các LVS cũng cần được quan tâm nhằm

hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước.