02 CÁI. III. VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ LÀ MÁY...

8. Volt kế: 02 cái. III. VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT Máy điện không đồng bộ là máy điện xoay chiều, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, có tốc độ của rôto n khác với tốc độ từ trường quay trong máy n

1

. Máy điện không đồng bộ có thể làm việc ở hai chế độ: Động cơ và máy phát. Máy phát điện không đồng bộ ít dùng vì có đặc tính làm việc không tốt, nên trong thí nghiệm này ta chỉ xét động cơ không đồng bộ. Động cơ không đồng bộ được sử dụng nhiều trong sản xuất và trong sinh hoạt vì chế tạo đơn giản, giá thành rẽ, độ tin cậy cao, vận hành đơn giản, hiệu suất cao và gần như không bảo trì. Về cấu tạo của máy điện không đồng bộ được trình bày trên hình 4.1, gồm hai bộ phận chủ yếu là stator và rôto, ngoài ra còn có vỏ máy, nắp máy và trục máy. Trục làm bằng thép, trên đó gắn rôto, ổ bi và phía cuối trục có gắn một quạt gió để làm mát máy dọc trục. Hầu hết động cơ không đồng bộ là động cơ ba pha, có một số động cơ công suất nhỏ là một pha. Về nguyên lý động cơ điện không đồng bộ: khi đặt điện áp xoay chiều ba pha có tần số f

1

vào dây quấn stato, trong dây quấn stato sẽ có hệ thống dòng ba pha chạy qua, dòng điện nầy sẽ tạo ra từ trường quay p đôi cực, quay với tốc độ n

1

= 60f

1

/p. Từ trường quay cắt các thanh dẫn của dây quấn rôto và cảm ứng trong đó các sđđ E

2

. Vì dây quấn rôto nối ngắn mạch, nên sđđ cản ứng E

2

sẽ sinh ra dòng điện I

2

trong các thanh dẫn rôto. Lực tác dụng tương hổ giữa từ trường quay của máy với thanh dẫn mang dòng điện rôto I

2

, kéo rôto quay theo chiều của từ trường quay với tốc độ n. 10 1 9 8 2 3 7 4 5 6

Hình 4.1

Cấu tạo của động cơ điện không đồng bộ