CÁC CON VẬT TRONG CÂU CHUYỆN ĐƯỢC NHÂN HÓA BẰNG CÁCH NÀO

Câu 4. Các con vật trong câu chuyện được nhân hóa bằng cách nào ?

A. Gọi hoặc tả con vật bằng những từ ngữ sinh động,gợi tả, gợi cảm

B. Gọi hoặc tả con vật bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người

C. Nói với con vật bằng những từ ngữ thân mật như với một người bạn

B – Kiểm tra viết

I – Chính tả nghe – viết ( 5 điểm )

Lòng yêu nước của nhân dân ta

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa

đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn

sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm

tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

II- Tập làm văn ( 5 điểm )

Dựa vào gợi ý, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu ) kể lại một ngày hội do

trường em tổ chức ( ví dụ : hội khỏe Phù Đổng, hội thi viết chữ đẹp, hội diễn văn nghệ,…

) hoặc một lễ hội dân gian được tổ chức ở địa phương em.

Gợi ý :

a) Đó là hội gì ? Được tổ chức khi nào ? Ở đâu ?

b) Mọi người đến dự lễ hội như thế nào ?

c) Hội bắt đầu bằng những hoạt động gì ?

d) Hội có những trò vui gì nổi bật ? Kết thúc ngày hội ra sao ?

e) Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào ?

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 3

Tuần 28

I – Bài tập về đọc hiểu

BÁC TẬP THỂ DỤC

Bác sống rất giản dị nhưng rất có nền nếp. Sáng nào cũng vậy, cứ khoảng bốn rưỡi,

năm giờ, khi sương mù còn bồng bềnh trên các ngọn cây, khe núi, Người đã dậy, dọn dẹp

chăn màn, đồ đạc, rồi chạy xuống bờ suối tập thể dục và tắm rửa. Ở Khuổi Nậm (1) không

có đất, Bác cũng tạo một mặt phẳng đứng tập. Bác đẽo lấy bốn cái chày, hai cái vừa, hai

cái to và nặng để thay tạ tập hàng ngày. Sáng sớm, Bác vẫn thường tập leo núi. Bác chọn

những quả núi quanh vùng cao nhất để leo lên với đôi bàn chân không. Khi thì một, hai

đồng chí đi theo Bác, khi thì Bác tập một mình. Có đồng chí nhắc Bác leo núi cần đi giày

cho khỏi đau chân. Bác đáp :

- Tôi tập leo núi chân không cho quen.

Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét. Để luyện bàn tay đánh

máy, Bác chọn hai hòn đá tròn như trứng gà. Khi nghỉ đánh máy, Bác bóp tay vào đá

nhiều lần.

( Theo cuốn Đầu nguồn )

(1) Khuổi Nậm : tên một khu rừng gần hang Pác Bó ( tỉnh Cao Bằng ), nơi Bác Hồ ở trong

một thời gian khá dài.

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng