VẤN ĐỀ CHỦ YẾU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA LÀ GÌ

Câu 15 :Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì ? Vì sao ? Hãy nêu thời gian hoạt động

và hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống bão. Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của

Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

* Vấn đề

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường:

+ Sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật chất gây nên sự gia tăng bão lụt, hạn hán…

Ví dụ: Phá rừng  đất bị xói mòn, rửa trôi, hạ mực nước ngầm, tăng tốc độ dòng chảy, biến đổi khí hậu,

sinh vật đe doạ bị tuyệt chủng…

- Tình trạng ô nhiễm môi trường:

+ Ô nhiễm nguồn nước: do nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ ra sông hồ chưa qua xử lý.

+ Ô nhiễm không khí: ở các điểm dân cư, khu công nghiệp do khí thải của các nhà máy công nghiệp,

phương tiện giao thông đi lại…vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép.

+ Ô nhiễm đất: do nước thải, rác thải sau phân huỷ đều ngấm xuống đất, do sản xuất nông nghiệp.

* Thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống bão.

• Hoạt động của bão ở Việt Nam:

- Thời gian hoạt động từ tháng 06, kết thúc tháng 11, đặc biệt là các tháng 9,10.

- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Riêng Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.

- Trung bình mổi năm có 8 trận bão.

• Hậu quả của bão:

- Mưa lớn trên diện rộng, gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông, thuỷ triều dâng cao làm ngập mặn

vùng ven biển.

- Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa…

- Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.

• Biện pháp phòng chống bão:

- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển cuả cơn bão.

- Thông báo cho tàu thuyền trở về đất liền.

- Củng cố hệ thống đê kè ven biển.

- Sơ tán dân khi có bão mạnh.

- Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.

* Các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Duy trì các hệ sinh thái, các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sông có ý nghĩa quyết định đến

đời sống con người.

- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen, các loài nuôi trồng, các loài hoang dại, có liên quan đến lợi

ích lâu dài.

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn

có thể phục hồi được.

- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.

- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lý các tài nguyên

thiên nhiên.

- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải thiện môi trường.

B - Địa lí dân cư