BÀI 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (TIẾP THEO)TIẾT 3. MỘT SỐ...

Câu 2. Chứng minh rằng, khai thác dầu lửa là ngành kinh tế quan trọng, chủ yếu của các

nước khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

- Thế mạnh về nguồn tài nguyên dầu khí: Tây Nam Á và Trung Á đều có trữ lượng

dầu mỏ lớn, chiếm trên 50% trữ lượng của thế giới.

- Sự phát triển của ngành khai thác dầu khí (so sánh lượng dầu thô khai thác và lượng

dầu thô tiêu dùng): Công nghiệp khai thác dầu mỏ phát triển mạnh, sản lượng khai thác

của một số nước năm 2003: Ả-rập Xê-út (263 tỉ thùng), I-ran (131 tỉ thùng), I-rắc (115 tỉ

thùng),...

Sản lượng dầu thô khai thác lớn hơn nhiều so với lượng dầu thô tiêu dùng. Cụ thể:

Trung Á: lượng dầu thô khai thác là 1172,8 nghìn thùng/ngày, lượng dầu thô tiêu

dùng là 503 nghìn thùng/ngày (năm 2003).

Tây Nam Á: lượng dầu thô khai thác 21356,6 nghìn thùng/ngày, lượng dầu thô tiêu

dùng 6117,2 nghìn thùng/ngày (năm 2003).

- Vị trí của ngành khai thác dầu mỏ trong cơ cấu nền kinh tế của khu vực: các nước

này có sản lượng khai thác và xuất khẩu nhiều dầu lửa lớn nhất trên thế giới. Sản lượng

dầu lửa ở Tây Nam Á cung cấp 80% nhu cầu dầu mỏ cho Nhật Bản, 70% nhu cầu cho các

nước EU và 40% nhu cầu cho Hoa Kì. Nguồn thu từ dầu mỏ của các chiếm đến gần 90%

giá trị GDP, thu nhập bình quân đầu người cao cũng nhờ dầu mỏ.

Kết luận: từ những lí do trên chứng tỏ ngành khai thác dầu lửa là ngành kinh tế quan

trọng, chủ yếu của các nước Tây Nam Á và Trung Á.