HÌNH THÀNH CƠ CẤU NÔNG - LÂM - NGƢ NGHIỆP

2. Hình thành cơ cấu nông - lâm - ngƣ nghiệp: * Ý nghĩa: Góp phần hình thành cơ cấu ngành kinh tế. Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế trong không gian. a. Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp: 35 - Diện tích đất có rừng là 2,46 triệu ha (20% cả nước), chỉ đứng sau Tây Nguyên. - Độ che phủ chiếm 47,8%. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (lim, táu, sến, săng lẻ, lát hoa, trầm hương, …) và nhiềm lâm sản, chim, thú quý. - Rừng giàu: Tập trung ở vùng giáp biên giới Việt - Lào (Nghệ An, Quảng Bình). - Rừng sản xuất: 34% diện tích, rừng phòng hộ: 50% diện tích, rừng đặc dụng: 16% diện tích. => Phát triển công nghiệp khai thác gỗ, chế biến lâm sản. => Bảo vệ rừng. - Việc phát triển vốn rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và ngoài giá trị về mặt kinh tế, còn có vai trò bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen, hạn chế tác hại của các cơn lũ. Rừng ven biển có tác dụng chắn gió bão, cát bay. b. Khai thác tổng hợp thế mạnh về nông nghiệp ở trung du, đồng bằng ven biển: - Vùng đồi trước núi: Thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc. Trâu khoảng 700 nghìn con, chiếm ¼ đàn trâu cả nước. Bò khoảng 1,1 triệu con, chiếm 1/5 đàn bò cả nước. - Diện tích đất bazan tuy nhỏ nhưng khá màu mỡ là cơ sở hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm: Càphê (Tây Nghệ An, Quảng Trị), cao su, hồ tiêu (Quảng Bình, Quảng Trị), chè ở Tây Nghệ An. - Các đồng bằng chủ yếu là đất cát pha, nên thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, thuốc lá) hơn là trồng lúa. Trong vùng đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thân canh. - Bình quân lương thực theo đầu người còn thấp, năm 2005 đạt 348 kg/người. c. Đẩy mạnh phát triển ngƣ nghiệp: - Các tỉnh đều có khả năng phát triển nghề cá. - Nghệ An là tỉnh trọng điểm đánh bắt cá biển. - Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, mặn, lợ phát triển khá nhanh. - Cơ sở vật chất còn lạc hậu, phần lớn tàu có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính. Vì vậy, nguồn thuỷ sản ven bờ suy giảm.