ĐỊNH NGHĨA THỦY TRIỀU LÀ CHẾ ĐỘ MỰC NƯỚC BIỂN LÊN XUỐNG THEO MỘT QU...

1. Định nghĩa

Thủy triều là chế độ mực nước biển lên xuống theo một quy luật nhất định, mực nước

cao nhất lúc triều lên người ta gọi là đỉnh triều, mực nước thấp nhất lúc triều xuống

người ta gọi là chân triều, chênh lệch giữa mực nước đỉnh triều và chân triều kế tiếp ta

gọi là biên độ triều (BĐT), khoảng cách về thời gian giữa hai dỉnh và hai chân kế tiếp

gọi là chu kỳ triều (CKT). Dựa vào BĐT và CKT ta có thể chia thủy triều ra làm 4 loại

như sau:

- Nhật triều đều: Trong 1 ngày mặt trăng 24giờ 50phút thủy triều lên xuống 1 lần.

- Bán nhật triều đều: Trong 1 ngày mặt trăng 24giờ 50phút thủy triều lên xuống 2

lần, có giá trị đỉnh triều 1 xấp xỉ đỉnh triều 2 và chân triều 1 xấp xỉ chân triều 2.

- Bán nhật trièu không đều: Trong 1 ngày mặt trăng 24giờ 50phút thủy triều lên

xuống 2 lần, song trong 2 lần đó giá trị đỉnh triều 1 khác đỉnh triều 2 và chân trièu 1

khác chân triều 2.

- Nhật triều không đều: Tính trong vòng 15 ngày, trong đó nhật triều chiếm 7 ngày

còn lại là bán nhật triều.

Ngoài ra trong vòng một tháng (tính theo tháng âm lịch), thủy triều xen kẽ có hai lần

triều cường (chu kỳ triều có giá trị đỉnh cao chân thấp) xuất hiện vào đầìu tháng và giữa

tháng, còn lại hai lần triều kém (chu kỳ triều có đỉnh thấp chân cao).

H (cm) CKTBĐT 0 t BĐT

Một ngày đêm

NGÀY TRONG THÁNG2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 Hình 4-10: - Đường quá trình triều trong một tháng. --- Đường bao đỉnh và chân triều.