6% CHO USD. NGÂN HÀNG NÀY CŨNG CHO HAY TỚI ĐÂY SẼ ĐIỀU CHỈNH LÃI SU...

10,6% cho USD. Ngân hàng này cũng cho hay tới đây sẽ điều chỉnh lãi suất trần cho vay bằng tiền đồng xuống còn 15,5% mỗi năm.Từ sau thời điểm nhiều ngân hàng suy giảm thanh khoản và chạy đua nâng lãi suất huy động hồi tháng 2 vừa qua, lãi suất cho vay dài hạn của nhiều ngân hàng đội lên tới trên 18% mỗi năm.Lãi suất ngắn hạn cũng dao động quanh 15-16%.Hiện lãi suất cho vay được quy định không vượt quá 150% lãi suất cơ bản, vốn đang ở mức 8,75%.Ngân hàng Thương Tín (Sacombank) cho hay, do xu hướng lãi suất trên thị trường đang giảm nhiệt và tính thanh khoản của các nhà băng đã ổn định, nên ngân hàng này giảm lãi suất cho vay với tất cả kỳ hạn. Các mức lãi suất không được công bố chi tiết, song Sacombank cho hay, bình quân lãi suất tại nhà băng này giảm 1% mỗi năm.Ngân hàng Đông Á cũng điều chỉnh lãi suất giảm 1,2% mỗi năm.Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) thông báo đưa các mức lãi suất xuống khoảng 2% mỗi năm.Việc hạ lãi suất cho vay hiện chủ yếu diễn ra ở các ngân hàng thương mại cổ phần lớn, nhờ cân đối tốt nguồn vốn. Các ngân hàng quốc doanh cũng giảm nhẹ, song do lãi suất tại các nhà băng này vốn không cao bằng các ngân hàng thương mại, cộng với việc khách hàng đa phần là doanh nghiệp quốc doanh và nông thôn nên mức giảm không rõ rệt.* Một số vấn đề phát sinhSau một tuần thực hiện cơ chế mới, lãi suất trên thị trường ngân hàng có nhiều biến động và có một số phát sinh đáng chú ý; trong đó việc thu phí cho vay đang tạo khó khăn đối với các nhu cầu vay vốn.Theo cơ chế mới, lãi suất cho vay đầu ra VND của các ngân hàng thương mại được khống chế ở mức 18%/năm, theo tỷ lệ tối đa 150% lãi suất cơ bản như quy định của Bộ luật Dân sự.Nhiều ngân hàng lách trần lãi suất cho vay bằng việc áp một số khoản phí đi kèm, phổ biến từ 0,5% – 4,5% cho mỗi khoản vay; gián tiếp đẩy lãi suất cho vay vượt trên 18%/năm.Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết việc thu thêm phí nói trên không nằm trong cơ chế điều hành lãi suất mới (tuân thủ hai bộ luật là Luật Ngân hàng Nhà nước và Bộ luật Dân sự), mà thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác. Và để giám sát vấn -đề phát sinh nói trên, tránh những trường hợp thu phí cho vay bất hợp lý, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã giao cho các đầu mối trực tiếp phụ trách xây dựng và sớm trình để ban hành một quyết định về vấn đề thu phí để quản lý và làm cơ sở để giám sát việc cho vay của các ngân hàng thương mại. Văn bản này sẽ là một hành lang mới, đi cùng với cơ chế lãi suất hiện hành, đảm bảo việc thực hiện cho vay ra của các ngân hàng đúng quy định và không có những phát sinh làm khó nhu cầu vay vốn. Ngoài ra, sau một tuần thực hiện cơ chế mới, Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện một số trường hợp vẫn áp dụng mức lãi suất cho vay trên 18%/năm, chủ yếu trong ngày 19/5. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã giao Thanh tra ngành kiểm tra và xử lý những trường hợp phạm luật này và hiện không còn trường hợp nào cho vay với lãi suất vượt mức quy định. Đến thời điểm này, theo tổng kết của Ngân hàng Nhà nước, về cơ bản các ngân hàng thương mại đã thực hiện nghiêm túc các quy định về lãi suất. Hầu hết các thành viên đều đã đồng loạt điều chỉnh tăng mức lãi suất huy động ngay trong ngày đầu tiên áp dụng cơ chế. Các mức lãi suất huy động được điều chỉnh tăng từ 1,7% – 3,5%/năm đối với kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống và tăng từ 1,5% – 3,5%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng. Lãi suất huy động VND hiện phổ biến ở mức: Khối ngân hàng quốc doanh, không kỳ hạn là 4%/năm, 3 tháng là 13,43%/năm, 6 tháng là 13,53%/năm, 12 tháng 13,67%/năm; khối cổ phần, lãi suất không kỳ hạn là 4,49%/năm, 3 tháng là 14,01%/năm, 6 tháng là 14,16%/năm, kỳ hạn 12 tháng 14,3%/năm và một số thành viên có mức chung là 15%/năm.Lãi suất cho vay VND của ngân hàng thương mại hiện phổ biến ở mức: Khối ngân hàng quốc doanh lãi suất cho vay loại ngắn hạn từ 12,82% –