(3 ĐIỂM) A. KHÁC NHAU VÀ GIỐNG NHAU

Câu 1: (3 điểm) a. Khác nhau và giống nhau :

- Khác nhau : + Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập

dâng hiến cho cuộc đời.

+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha

thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ.

- Giống nhau :

+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống

hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân... Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn

được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.

+ Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước

nguyện của mình.

b. HS tự chọn đoạn thơ để viết nhằm nổi bật thể thơ, giọng điệu thơ và ý tưởng thể hiện

trong đoạn thơ.

Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca , đặc biệt là dân

ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết. Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng và

cảm xúc của tác giả : trầm lắng, hơi trang nghiêm mà tha thiết khi bộc bạch những tâm

niệm của mình. Đoạn thơ thể hiện niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho

đời một cách tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót. Nét riêng trong những câu thơ

của Thanh Hải là đề cập đến một vấn đề lớn : ý nghĩa của đời sống cá nhân trong quan

hệ với cộng đồng.

Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa phải với điệp từ muốn

làm, giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng điệu vừa trang

nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha thể hiện đúng tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải

xa Bác. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn mãi ở bên lăng Bác và chỉ biết gửi tấm

lòng mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng : làm con chim cất

tiếng hót.