- TÁC GIẢ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Câu 2:

* Mở bài: - Tác giả Chủ tịch Hồ Chí Minh: phong cách sáng tác đa dạng, sáng tác

được ở nhiều thể loại,

trong đó có văn chính luận.

- Tác phẩm: "Tuyên ngôn Độc lập" là một văn kiện lớn được Bác viết để tuyên bố

trước công luận trong và ngoài nước về quyền độc lập dân tộc. "Tuyên ngôn Độc lập"

là một áng văn chính luận mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phạm Văn Đồng).

Đoạn trích: thuộc phần hai của tác phẩm, tố cáo tội ác của thực dân Pháp trong hơn tám

mươi năm cai trị ở nước ta, đồng thời thể hiện lòng căm thù của tác giả.

* Thân bài.

- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:

+ Về chính trị: "chúng tuyệt đôĩ không cho nhân dân ta một chút tự do, dân chủ nào",

"Chúng thẳng tay chém giết...", “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong

những bể máu". Bằng cách lập luận chặt chẽ, với những câu văn liên kết trùng điệp,

Bác đã cho ta thấy tội ác chồng chất của thực dân Pháp hơn 80 năm qua.

+ Về kinh tế, Bác cũng kết tội thực dân Pháp từ khái quát đến cụ thể: "Chúng bóc lột

nhân dân ta đến tận xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác,

tiêu điều”. Bác quan tâm đến tất cả hạng người: "dân cày và dân buôn, trở nên bần

cùng, chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên được". Bác muốn tranh thủ khối

đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc bảo vệ nền độc lập. Điệp từ “chúng" liên tiếp

được nhắc lại làm âm hưởng đoạn văn thêm nhức nhối. Đằng sau những dẫn chứng

thực tế hùng hồn, những ngôn ngữ nghệ thuật, như cháy lên ngọn lửa căm thù bọn xâm

lược, như chan chứa một tình cảm xót thương nhân dân.

=> Qua các đoạn văn trên, tác giả đã tố cáo một cách hùng hồn và đanh thép tội ác

mọi mặt của thực dân Pháp đối với nhân dân ta bằng giọng văn mạnh mẽ, đây sức

thuyết phục. Đồng thời đoạn văn còn gây xúc động hàng triệu con tim, khơi dậy lòng

phẫn nộ bằng những lí lẽ xác đáng, các bằng chứng xác thực không thể chối cãi được.

- Nghệ thuật:

+ Tác phẩm văn học thể hiện trực tiếp tình cảm của người viết, là sự giãi bày, giải tỏa

tâm tư của tác giả: Xuyên suốt bản Tuyên ngôn là luận điểm chính trị nhưng người

đọc, người nghe vẫn nhận thấy tình cảm nhân ái của Bác.

+ Người cũng xúc động khi sử dụng những từ như "nhân dân ta", “đồng bào ta”, "các

nhà tư sản của ta".

+ Sử dụng thành công biện pháp điệp: “chúng" được điệp lại 13 lần để nhấn mạnh

những tội ác chồng chất của thực dân Pháp. "Sự thực là" để khẳng định thực tế, thực

tiễn cụ thể.

- Giống nhau:

+ Khẳng định chủ quyền, quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt

Nam.

+ Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, đồng bào.

+ Tố cáo tội ác của giặc, vạch trần bộ mặt gian xảo của chúng đồng thời ca ngợi, tôn

vinh con người Việt Nam.

- Khác nhau:

+ Về nội dung:

Tư tưởng trong "Bình Ngô đại cáo" là lấy học thuyết Nho giáo làm cốt lỗi, còn trong

"Tuyên ngôn Độc lập" là tư tưởng tiến bộ của con người trong thời đại mới.

Tình yêu con người trong "Bình Ngô đại cáo" chỉ giới hạn ở dân tộc ta, còn trong

"Tuyên ngôn Độc lập" là tình yêu với con người trên toàn thế giới.

+ Về nghệ thuật:

Ngôn từ, hành văn, cách diễn đạt của "Tuyên ngôn Độc lập" dễ hiểu, ai cũng có thể

hiểu.

Còn "Bình Ngô đại cáo" thì khó hơn vì dùng nhiều điển tích, điển cố, từ Hán Việt. Thể

loại chữ viết hai bài trên: "Tuyên ngôn Độc lập" là chữ quốc ngữ, "Bình Ngô đại

cáo” là chữ Hán.

→ Nhận xét: cả hai tác giả đều khẳng định chủ quyền đất nước, là kim chỉ nam cho

nhân dân ta dựng và giữ nước."Bình Ngô đại cáo" là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai

của nước ta nhưng vẫn còn đôi điều thiêu sót, và “Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chủ

Tịch đã hoàn thiện nó.

* Kết bài: - Đoạn trích là một áng văn chính luận đặc sắc. Lời văn hùng hồn, rắn rỏi,

đanh thép, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng tiêu biểu với ngòi bút độc đáo sáng

tạo, gợi cảm và giàu tính trí tuệ cùng am hiểu tình hình sâu rộng của tác giả.

- Tác giả Hồ Chí Minh tố cáo tội ác của thực dân Pháp trên hai bình diện: chính trí và

kinh tế. Từ đó, Người vạch mặt bộ mặt cướp nước của Pháp trên lãnh thổ chúng ta.