BÀI ĐỌC TRÊN THUỘC THỂ LOẠI VĂN NÀO

Câu 10: Bài đọc trên thuộc thể loại văn nào?

...

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

TRƯỜNG TH THỊ TRẤN DIÊM ĐIỀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I

NĂM HỌC 2O18-2019

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 PHẦN VIẾT

Thời gian làm bài 55 phút

I. Chính tả: Giáo viên ghi tên bài viết lên bảng rồi đọc cho học sinh viết( thời gian viết 20 phút)

Kì diệu rừng xanh

Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng

tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền

nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn

theo.

Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra

trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu

II. Tập làm văn( 35 phút): Giáo viên đọc và chép đề bài lên bảng trước khi tính thời gian làm bài

cho học sinh

Tả lại ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em nhiều năm học qua.

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I

TRƯỜNG TH THỊ TRẤN DIÊM ĐIỀN

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2018 – 2019 TRƯỜNG TIỂU HỌC MÔN TIẾNG VIỆT PHẦN ĐỌC HIỂU - LỚP 4 THỊ TRẤN DIÊM ĐIỀN (Thời gian làm bài: 35 phút)

HỌ VÀ TÊN HỌC SINH

CHỮ KÝ GIÁM KHẢO

ĐIỂM:

………

LỜI PHÊ: ………..

………..

………....

LỚP: ….

I. Phần đọc – hiểu: Đọc thầm bài văn sau:

Thưa chuyện với mẹ

Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm em ngỏ ý với mẹ:

- Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.

Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại:

- Con vừa bảo gì?

- Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.

- Ai xui con thế?

Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu:

- Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải

nuôi con … Con muốn học một nghề để kiếm sống…

Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo:

- Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo

nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn.

Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha:

- Mẹ ơi! Người ta ai cũng có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng

trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.

Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhãi mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào”,

tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đốt

cây bông.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 6