“NHẮM THẲNG QUÂN THÙ MÀ BẮN” ĐÃ TRỞ THÀNH KHẨU HIỆU CHIẾN ĐẤU CỦA TOÀ...

Câu 697: “Nhắm thẳng quân thù mà bắn” đã trở thành khẩu hiệu chiến đấu của toàn quân, toàn dân và thanh niên Việt Namtrong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hãy cho biết ai là người đã nói câu nói đó? Nêu hoàn cảnh?Đáp án: Đó chính là anh hùng Nguyễn Viết Xuân, chỉ huy đại đội 3, pháo cao xạ phối hợp chiến đấu trong đội hình của tiểuđoàn pháo phòng không 14 thuộc sư đoàn 325, đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ bầu trời phía Tây Quảng Bình. Sinh năm 1934, 18 tuổi, anhđã dũng cảm vượt vùng tạm chiếm ra vùng tự do, xin đi bộ đội. Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, anh đã cùng đồng đội chiếnđấu anh dũng, không ngại hy sinh, gian khổ, góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch.Năm 1964 bị thất bại nặng nề ở chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miềnBắc nước ta. Nguyễn Viết Xuân với vai trò là một bí thư chi bộ, một chính trị viên đại đội pháo cao xạ, đã nêu tấm gương sáng ngờivề tinh thần kiên quyết tiến công địch. Trong trận đánh ngày 18/11/1964, Mỹ huy động nhiều tốp máy bay đánh phá ác liệt vùngChalo thuộc miền tây tỉnh Quảng Bình. Ngay đợt đầu, ba chiếc máy bay F.100 bất ngờ lao vào trận địa của đại đội Nguyễn Viết Xuân.Một chiếc đã bị bắn cháy ngay loạt đạn đầu tiên. Cả trận địa nổ súng giòn giã, đánh trả quyết liệt lũ cướp trời, một chiếc thứ hai trúngđạn bốc cháy nhưng một chiếc khác đã phóng một loạt tên lửa. Bất chấp nguy hiểm, Nguyễn Viết Xuân lao ra khỏi công sự, đứng bênkhẩu đội 3 hô lớn:“Các đồng chí! Máy bay Mỹ không có gì đáng sợ, học tập Nguyễn Văn Trỗi, các đồng chí nhắm thẳng quân thù màbắn!”.Giữa làn bom đạn địch, tiếng hô dõng dạc của anh vang lên trận địa đã trở thành khẩu hiệu khích lệ mạnh mẽ tinh thần quyếtchiến quyết thắng của toàn đơn vị và một chiếc máy bay nữa đã bị hạ gục.