(2,0 ĐIỂM). ĐỌC ĐOẠN TRÍCH SAU

Câu 3 (2,0 điểm). Đọc đoạn trích sau:

“ Năm 1963, chính quyền Xô Viết cho xây dựng các công trình thủy lợi dẫn nước từ 2

con sông Xưa Đaria và Amu Đaria về tưới cho hoang mạc vùng Trung Á. Nhờ có nước, nghề

trồng cây ăn quả, bông vải và chăn nuôi được phát triển thuận lợi. … trong khi lượng nước đổ

vào vùng biển A-ran giảm hẳn. Vào những năm 50 của thế kỷ XX, khối lượng nước đổ vào

biển A-ran vào khoảng 55 km3/năm, nhưng đến đầu những năm 80, khối lượng đó đã không

còn đáng kể. Biển cạn dần, diện tích mặt biển bị thu hẹp tới 2/5; bờ biển lùi xa có nơi tới 45km,

nước biển mặn thêm, 24 loài cá – một thời là nguồn lợi kinh tế chính của ngư dân vùng biển đã

gần như tuyệt chủng và nghề cá ở đây bị lụn bại, biển A-ran đang trở thành biển chết; thiệt hại

cho ngành hàng hải và thủy sản còn lớn hơn nhiều những gì nước 2 con sông đem lại cho vùng

Trung Á. Nguy hiểm hơn vùng đáy biển A-ran lộ ra trên mặt, đất bị khô và hóa mặn, độ ẩm

không khí giảm xuống nên các trận bão bị tăng lên mang theo muối tới các vùng lân cận, làm

giảm năng suất cây trồng rõ rệt, thiệt hại cả ở chính ngành nông nghiệp, đặc biệt là cây bông

vải – cây trồng chính của khu vực này. Khí hậu quanh vùng trở nên khắc nghiệt hơn, nếu trước

khi đào kênh, trung bình nhiệt độ mùa hè là 35

0

C và mùa đông là 25

0

C thì nay là 50

0

C vào mùa

hè và -50

0

C vào mùa đông. Những hậu quả trên đã gây thiệt hại lớn cho người dân nhưng thật

khó để trả lại nước cho 2 con sông này.”

(Nguồn: Địa lí tự nhiên đại cương 3 – trang 162)

Trả lời các câu hỏi sau:

+ Hậu quả của việc xây dựng các công trình thủy lợi là gì?

+ Việc nắm được quy luật tự nhiên có ý nghĩa gì với con người khi khai thác tự nhiên?