TÌM CÁC TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC TRONG CÁC CÂU VĂN SAU

Bài 10:

Tìm các từ đơn và từ phức trong các câu văn sau:

a)Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào

cũng quý. Nhưng thân thuộc nhất vẵn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút

ngàn Điện Biên Phủ.

b) Mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ

sực nức bốc lên.

c) Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới,...Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà

như nhảy nhót.

* Đ

áp án

: Từ phức:

a) Việt Nam, muôn ngàn, cây lá, khác nhau, thân thuộc, tre nứa, Đồng Nai, Việt

Bắc, ngút ngàn, Điện Biên Phủ.

b) Mùa xuân, mong ước, Đầu tiên,hoa hồng, hoa huệ, sức nức, bốc lên.

c) mùa xuân, xôn xao, phơi phới, hạt mưa, bé nhỏ,mềm mại, nhảy nhót.

II/ Cấu tạo từ phức : (tuần 4 - lớp 4)

1.Ghi nhớ :

* Có 2 cách chính để tạo từ phức:

- Cách 1 : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép .

- Cách 2 :Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần )

giống nhau. Đó là các từ láy.

a) Từ ghép : Là từ do 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa ghép lại tạo thành nghĩa chung.

T.G được chia thành 2 kiểu :

- T.G có nghĩa tổng hợp (T.G hợp nghĩa, T.G đẳng lập, T.G song song ): Là từ

ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa

các tiếng trong từ.

-T.G có nghĩa phân loại ( T.G phân loại, T.G chính phụ ): Thường gồm có 2

tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại

nhỏ hơn.

- L

ư

u ý

:

+Các tiếng trong từ ghép tổng hợp thường cùng thuộc một loại nghĩa ( cùng danh

từ, cùng động từ,...)

+ Các từ như : chèo bẻo, bù nhìn, bồ kết, ễnh ương, mồ hôi, bồ hóng,..., axit,

càphê , ôtô, môtô, rađiô,...có thể cho là từ ghép ( theo định nghĩa ) hoặc từ đơn ( tuy có

2 tiếng trở lên nhưng các tiếng đó phải gộp lại mới có nghĩa , còn từng tiếng tách rời thì

không có nghĩa . Những trường hợp này gọi là từ đơn đa âm ).

b) Từ láy( T.L): Là từ gồm 2 hay nhiều tiếng láy nhau. Các tiếng láy có thể có 1 phần

hay toàn bộ âm thanh được lặp lại.

( * Xem thêm :

Căn cứ vào bộ phận được lặp lại, người ta chia từ láy thành 4 kiểu : Láy tiếng, láy vần,

láy âm, láy cả âm và vần . Căn cứ vào số lượng tiếng được lặp lại, người ta chia thành 3

dạng từ láy : láy đôi, láy ba,láy tư,...)

*Từ tượng thanh : Là từ láy mô phỏng, gợi tả âm thanh trong thực tế : Mô phỏng

tiếng người, tiếng của loài vật, tiếng động,...

V.D : rì rào, thì thầm, ào ào,...

* Từ tượng hình : Là từ láy gợi tả hình ảnh, hình dáng của người, vật ; gợi tả

màu sắc, mùi vị.

V.D: Gợi dáng dấp : lênh khênh, lè tè, tập tễnh, ...

Gợi tả màu sắc : chon chót, sặc sỡ, lấp lánh,...

Gợi tả mùi vị : thoang thoảng, nồng nàn ,ngào ngạt,...

-L

ư

u ý

:

+ Một số từ vừa có nghĩa tượng hình, vừa có nghĩa tượng thanh, tuỳ vào văn cảnh

mà ta xếp chúng vào nhóm nào.

V.D : làm ào ào (ào ào là từ tượng hình ), thối ào ào (ào ào là từ tượng thanh )

+ Trong thực tế, vẫn tồn tại những từ tượng thanh và tượng hình không phải là từ

láy (ở phạm vi tiểu học không đề cập tới các từ này ).

V.D : bốp ( tiếng tát ) , bộp ( tiếng mưa rơi ), hoắm (chỉ độ sâu ), vút ( chỉ độ

cao )....

*Nghĩa của từ láy : Rất phong phú, cũng như từ ghép, chúng có cả nghĩa khái

quát, tổng hợp và nghĩa phânloại .

V.D : làm lụng , máy móc, chim chóc, ...( nghĩa tổng hợp ) ; nhỏ nhen, nhỏ

nhắn, xấu xa, xấu xí ,...( nghĩa phân loại ). Tuy nhiên , ở tiểu học thường đề cập đến

mấy dạng cơ bản sau :

-Diễn tả sự giảm nhẹ của tính chất ( so với nghĩa của từ hay tiếng gốc).

V.D : đo đỏ < đỏ

Nhè nhẹ < nhẹ

-Diễn tả sự tăng lên, mạnh lên của tính chất:

V.D : cỏn con > con

sạch sành sanh > sạch

-Diễn tả sự lặp đi lặp lại các động tác, khiến cho từ láy có giá trị gợi hình cụ thể

V.D : gật gật , rung rung, cười cười nói nói, ...

- Diễn tả sự đứt đoạn, không liên tục nhưng tuần hoàn.

V.D : lấp ló, lập loè, bập bùng, nhấp nhô, phập phồng,...

- diễn tả tính chất đạt đến mức độ chuẩn mực, không chê được.

V.D : nhỏ nhắn, xinh xắn, tươi tắn, ngay ngắn, vuông vắn ,tròn trặn,...

...

c) Cách phân biệt các từ ghép và từ láy dễ lẫn lộn :

- Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta

xếp vào nhóm từ ghép.

V.D : thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng,...

- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa , còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng

không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

V.D : Xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa,...

- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng có

quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy.

V.D : chim chóc, đất đai, tuổi tác , thịt thà, cây cối ,máy móc,...

ư

u ý

: Những từ này nếu nhìn nhận dưới góc độ lịch đại ( tách riêng các hiện tượng

ngôn ngữ, xét trong sự diễn biến , phát triển theo thời gian làm đối tượng nghiên cứu )

và nhấn mạnh những đặc trưng ngữ nghĩa của chúng thì có thể coi đây là những từ ghép

( T.G hợp nghĩa ). Nhưng xét dưới góc độ đồng đại ( tách ra một trang thái, một giai

đoạn trong sự phát triển của ngôn ngữ làm đối tượng nghiên cứu ) và nhấn mạnh vào

mối quan hệ ngữ âm giữa 2 tiếng, thì có thể coi đây là những từ láy có nghĩa khái quát

(khi xếp cần có sự lí giải ).Tuy nhiên, ở tiểu học,nên xếp vào từ láy để dễ phân biệt .

Song nếu H.S xếp vào từ ghép cũng chấp nhận.

- Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc ) nhưng có quan hệ về âm thì

đều xếp vào lớp từ láy.

V.D : nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích choè,...

- Các từ có một tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa nhưng các tiếngtrong từ

được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp

Vào nhóm từ láy ( láy vắng khuyết phụ âm đầu ).

V.D : ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước ,yếu ớt,...

- Các từ có 1 tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu được ghi

bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc ( c/k/q ; ng/ngh ;g/gh ) cũng

được xếp vào nhóm từ láy.

V.D : cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề,...

ư

u ý

: trong thực tế , có nhiều từ ghép ( gốc Hán ) có hình tức ngữ âm giống từ láy,

song thực tế các tiếng đều có nghĩa nhưng H.S rất khó phân biệt, ta nên liệt kê ra một số

từ cho H.S ghi nhớ ( V.D : bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, ban bố, căn cơ,

hoan hỉ, chuyên chính, chính chuyên, chân chất, chhân chính, hảo hạng,khắc khổ,

thành thực,....)

- Ngoài ra, những từ không có cả quan hệ về âm và về nghĩa ( từ thuần Việt )

như : tắc kè, bồ hóng, bồ kết, bù nhìn, ễnh ương, mồ hôi,... hay các từ vay mượn như :

mì chính, cà phê, xà phòng, mít tinh,... chúng ta không nên đưa vào chương trình tiểu

học ( H.S có hỏi thì giải thích đây là loại từ ghép đặc biệt, các em sẽ được học sau )

2. Bài tập thực hành :