DỰA VÀO BẢNG SỐ LIỆU SAU ĐÂY VỀ TÌNH HÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở NƯỚC TA

1.Phân tích các thế mạnh nổi bật và hạn chế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện

kinh tế xã hội đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ.

a) Vị trí địa lí

- Liền kề với đồng bằng sông Cửu Long, giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, những

vùng này là nơi cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, vừa là thị trường tiêu thụ sản

phẩm công nghiệp.

- Phía đông giáp biển thuận lợi phát triển kinh tế biển.

- Phía tây giáp Campuchia thuận lợi mở rộng buôn bán với các nước láng giềng.

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Đất đỏ bazan màu mỡ, chiếm đến 40% diện tích của vùng. Ngoài ra còn có đất xám tuy nghèo

dinh dưỡng nhưng thoát nước tốt là cơ sở hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp,

cây ăn quả.

- Khí hậu cận xích đạo, ít bị ảnh hưởng của bão.

-Tài nguyên biển gần các ngư trường lớn là Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và

ngư trường Cà Mau – Kiên Giang. Vùng còn có điều kiện thuận lợi xây dựng cảng cá và nuôi

trồng thủy sản nước lợ.

- Tài nguyên rừng tuy không nhiều nhưng là nguồn cung cấp gỗ, củi, cho dân dụng, cung cấp

nguyên liệu giấy. Các khu vườn quốc gia, khu bảo tồn trong vùng còn có ý nghĩa bảo vệ môi

sinh và ý nghĩa về du lịch.

- Tài nguyên khoáng sản có dầu khí ở vùng thềm lục địa, sét, cao lanh..

- Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn.

c) Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động: là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn kĩ

thuật - Sự phát triển kinh tế năng động của vùng tạo điều kiện cho vùng có được nguồn tài

nguyên chất xám lớn, Có TP Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật : là vùng có cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện nhất ở phía nam .

- Đông Nam Bộ là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn, thu hút nhiều dự án hợp tác đầu tư nước

ngoài.

* Hạn chế mùa khô kéo dài 4-5 tháng nên thường xảy ra thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.