DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC TỪ 1926 – 1937 (CHIẾN TRANH BẮC PHẠT VÀ NỘI CHIẾN QUỐC – CỘNG)

Câu 2: Diễn biến chính của cách mạng Trung Quốc từ 1926 – 1937 (chiến tranh Bắc phạt và Nội

chiến Quốc – Cộng)?

Gợi ý:

Chiến tranh Bắc Phạt:

Ngày 12/4/1927: Quốc dân Đảng tiến hành chính biến ở Thượng Hải

Tàn sát, khủng bố đẫm máu những người Cộng sản. Sau một tuần lễ, Tưởng Giới Thạch thành lập chính

phủ tại Nam Kinh, đến tháng 7/1927 chính quyền rơi hồn tồn vào tay Tưởng Giới Thạch. Chiến tranh kết thúc.

Nội chiến Quốc – Cộng:

Sau chiến tranh Bắc phạt, quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến

hành cuộc đấu tranh chống chính phủ Quốc dân Đảng (1927 - 1937) cuộc nội chiến kéo dài 10 năm.

Quân Tưởng đã tổ chức 4 lần vây quét lớn, nhằm tiêu diệt Cộng sản nhưng đều thất bại. Lần thứ 5 (1933 - 1934)

thì lực lượng cách mạng thiệt hại nặng nề và bị bao vây.

Tháng 10/1934: Quân cách mạng phá vây rút khỏi căn cứ tiến lên phía bắc (Vạn lí Trường Chinh).

Tháng 01/1935: Mao Trạch Đơng trở thành chủ tịch Đảng.

Tháng 7/1937: Nhật Bản phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Điều này đã gây áp lực lên nhân

dân vì quyền lợi dân tộc đấu tranh mạnh mẽ nên Quốc - Cộng hợp tác, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất

chống Nhật.

Kháng chiến chống Nhật.