UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN. B. ĐOẠN VĂN

4. Uống nước nhớ nguồn. b. Đoạn văn: "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến" (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh) Bài tập 2: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó. Ngày xưa bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới phải đến vay nhà Thống Lý, bố của Thống Lý Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lại cho chủ nợ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết cũng chưa trả hết nợ. ( Tô Hoài) Bài tập 3: Hãy nhận xét về cách dùng các câu rút gọn dưới đây. Theo em, có nên dùng các câu rút gọn trong những tình huống đó không ? Tại sao ? a) - Cháu cho bác hỏi đến phố Hàng Bạc đi bằng cách nào ? - Đi thẳng, đến ngã tư thì rẽ phải. b) - Mẹ ơi, cho con đi tham quan nhé ! - Con đi mấy ngày ? - Một ngày. Bài tập 4: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn và xác định thành phần được rút gọn và khôi phục (1) Ít lâu nay, có một loài lạ lạc vào vườn. (2) Anh chim sẻ xưa nay vẫn to hó đứng đầu trong nhà, kêu tẹc tẹc không được điềm tĩnh và đều đặn như mọi khi. (3) Ra vẻ thảng thốt. (4) Như thể lo rằng có những kẻ lạ nào đương dò dẫm, tìm kiếm nơi ăn chốn ở trong vườn nhà mình. Bài tập 5: Trong các câu sau đây, thành phần nào được rút gọn? Thử khôi phục lại thành phần bị rút gọn. a a) Tôi lặng lẽ ra khỏi hang. Cũng không có một ý nghĩ rõ rệt.(Tô Hoài) b) Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay. (Ca dao) c) Ăn lúc đói, nói lúc say. (Tục ngữ) d)Tìm mũ Thần Nông chẳng thấy đâu Thấy con vịt lội giữa dòng sâu Sao Hôm như mắt em ngày ấy Rớm lệ nhìn tôi bước xuống tàu.(Nguyễn Bính) e) Buồn trông con nhện giăng tơ ( Ca dao) g) Buồn trông cửa bể chiều hôm (Nguyễn Du) Bài tập 6: Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ VN trong thời đại hiện nay. Trong đó có ít nhất một câu rút gọn. Bài tập 7: Tìm các câu đặc biệt trong các phần trích sau và cho biết tác dụng của chúng. a) Ôi, đẹp quá ! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia ?(Phạm Hổ) b) Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió lào…(Nguyễn Tuân) c) Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa. (Hà Đình Cẩn) d) Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ tay, reo to : Ông ơi, ông ơi! Con cu cườm ta thả ra dạo nọ đã biết gáy rồi ông ạ ! (Trần Hữu Tòng) đ) Đình chiến. Các anh bộ đội nón lưới có gắn sao, kéo về đầy nhà Út…(Nguyễn Thi) e) Cách đó ba năm, một đồng chí từ Đồng Tháp Mười về mang vê một con gà mái tơ vàng. Ôi chao, một con gà. (Nguyễn Quang Sáng) g) Thế là tối lại ra đường luôn. Thường xuyên. (Lê Minh Khuê) Bài tập 8: Xác định ý nghĩa của trạng ngữ trong những câu sau: a) Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả. b) Con chó nhà tôi chết bởi ngộ độc thức ăn. c) Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của bạn ấy. d) Một cây súng Mát với ba viên đạn, Kơ Long bám gót giặc từ sớm đến trưa ( Nguyễn Trung Thành) e) Rít lên một tiếng ghê gớm, chiếc “ Mích” vòng lại. ( Nguyễn Đình Thi) g) Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. (Lí Lan) h) Mọi ngày, khi con đã ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa. ( Lí Lan) i) Nhìn con ngủ một lát, rồi mẹ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. ( Lí Lan) Bài tập 9: Chuyển đổi các câu chủ động sau thành các câu bị động tương ứng theo các kiểu khác nhau. Cho biết câu nào không chuyển được thành câu bị động cả hai kiểu.Tại sao ? Mẫu : Người ta phản đối ý kiến của chúng tôi. -> Ý kiến của chúng tôi bị người ta phản đối. -> Ý kiến của chúng tôi bị phản đối. a) Các kiến trúc sư xây dựng ngôi nhà này trong 7 năm. b) Ông ta viết xong quyển sách này vào năm 2000. c) Người ta bán quyển sách này với giá 35.000 đồng. d) Nhiều người mua quyển sách này. Đề 1.“Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy? Tìm hiểu đề: