CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐÃ VIẾT TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP VÀO THỜI GIAN NÀO

15. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Tuyên ngôn độc lập vào thời gian nào? Ở đâu? Trả lời: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập vào cuối tháng 8/1945 tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội. Sáng ngày 26/8/1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng. Trong cuộc họp này, Thường vụ quyết định một số chủ trương đối nộivà đối ngoại trong tình hình mới, về việc sớm công bố danh sách thành viên Chính phủ lâm thời. Theo đề nghị của Hồ Chủ tịch, Thường vụ nhất trí mở rộng hơn nữa thành phần Chính phủ lâm thời, chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hòa. Ngày 30/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý kiến cho bản Tuyên ngôn độc lập do Người soạn thảo. Ngày 31/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ sung một số điểm vào dự thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, tại vườn hoa Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Câu hỏi 1: Vì sao Bộ Chính trị phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh”?Trả lời: - Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộcta và tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta; làtấm gương sáng để mọi người dân noi theo.- Ngày 27-3-2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Chỉ thị số 23-CT/TWvề việc toàn Đảng, toàn dân tổ chức đợt học tập tư tưởng Hồ Chí Minh để quán triệt, vậndụng và phát triển sáng tạo tư tưởng của Người trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệTổ quốc. Đợt học tập đã thu được nhiều kết quả tốt.- Trước yêu cầu tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình mới, Hội nghị lần thứ 12Ban chấp hành Trung ương khóa IX đã quyết định triển khai chỉ đạo điểm cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong cán bộ, đảng viên và nhândân, đúc rút kinh nghiệm để tiến hành cuộc vận động lớn trong toàn Đảng về vấn đề nàysau Đại Hội X của Đảng. Đây là một chủ trương lớn, vừa mang tính cấp bách trong bốicảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TổQuốc.- Trên cơ sở những kinh nghiệm thu được qua đợt làm điểm ở một số cơ quan Trungương và địa phương, cùng với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại Hội X của Đảng,Bộ Chính trị quyết định tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân từ ngày kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng(03-02-2007) tới hết nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng. Câu hỏi 2: Hãy cho biết mục đích của Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấmTrả lời:Ngày 7 tháng 11 năm 2006 Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW về tổchức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm:Làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh... nâng cao đạo đức cách mạng, cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.Câu hỏi 3: Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về “Cần,Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư”?+ Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao;lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗichúng ta".+ Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, củabản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừabãi, không phô trương, hình thức...".Cần, kiệm là phẩm chất của mọi người lao động trong đời sống, trong công tác.+Liêm là trong sạch, là "luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân", "không xâm phạmmột đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân", "không tham địa vị, không tham tiềntài..., không tham tâng bốc mình...".+ Chính là ngay thẳng, không tà, là đúng đắn, chính trực. Đối với mình không tự cao, tựđại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độchân thành, khiêm tốn, đoàn kết. Đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư,việc nhà. Được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ được, "việc thiện dù nhỏ mấy cũnglàm; việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh".Liêm, chính là phẩm chất của người cán bộ khi thi hành công vụ.- Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư,thiên vị "tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán", đem lòng chí công, vô tư đối với người, vớiviệc. "Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nênđi sau". "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ". Muốn "chí công, vô tư" phải chiến thắngđược chủ nghĩa cá nhân.- Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công, vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công, vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vìdân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.