CÂU 1 A. * CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN ẤN ĐỘ PHÁT TRIỂN THỊNH ĐẠT DƯỚI VƯƠNG TR...

1707). Các vị vua thời kỳ đầu đã ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước. Đến thời trị vì của Acơba, Ấn Độ đạt được bước phát triển mới * Biểu hiện: - Xây dựng chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông Cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo, gốc Ấn Độ Ấn Độ giáo 0.5đ có tỉ lệ gần như bằng nhau - Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cở sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo… - Tiến hành đo đạc ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất hệ thống cân đong và đo lường - Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật => Những chính sách đó làm xã hội ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng. Acơba được coi như là một vị anh hùng dân tộc * Vị trí của vương triều Mô gôn: là thời kỳ cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ b. Chế độ phong kiến Ấn Độ rơi vào tình trạng suy yếu vì: - Sau khi Acơba qua đời, hầu hết các vua của vương triều này đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán, hình phạt khắc nghiệt, thuế, lao dịch nặng nề…. - Để chứng tỏ quyền lực, con và cháu Acơba xây dựng nhiều công trình kiến trúc: lăng Ta-giơ Ma-han, lâu đài Thành Đỏ…đã làm cho đối kháng nhân dân tăng thêm…. 0. 5đ * Hậu quả của sự suy yếu: Ấn Độ bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược và trở thành thuộc địa của Anh