( 5,0 ĐIỂM) TRONG CUỐN “THI NHÂN VIỆT NAM” HOÀI THANH CÓ...

Câu 2. ( 5,0 điểm)

Trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh có nhận xét rằng:

“Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi lại được đôi nét

rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều

không hình sắc, không thanh âm như mảnh hồn làng trên cánh buồm giương” .

Bằng bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh (Ngữ văn 8- Tập 2) em hãy làm

sáng tỏ nhận định trên.

–––––– Hết ––––––

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC TRƯỜNG THCS TRUNG NGUYÊN

HDC

ĐỀ KSCL ĐT HSG CẤP HUYỆN

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC 2020-2021

Ngày khảo sát 30/3/2021

PHẦN CÂU NỘI DUNG

ĐIỂM

PHẦN ĐỌC- HIỂU

1 Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là: tự sự, miêu tả và biểu cảm.

0,75

(Mỗi phương thức biểu đạt đúng cho 0,25đ)

2 Nội dung chính của đoạn thơ: Nhà thơ thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn,

thẫn thờ, bàng hoàng, tê dại trong lòng khi nghe tin Bác Hồ từ trần. 0,5

3 - Nhịp thơ ở hai câu thơ cuối đoạn 2 là: 2/2/3.

0,25

I

- Hiệu quả nghệ thuật: nhịp thơ chậm, buồn, sâu lắng diễn tả tâm trạng

đau đớn đến bất ngờ của nhà thơ. Cả không gian cũng đang ngưng lại mọi

0,5

hoạt động để nghiêng mình vĩnh biệt vị Cha già kính yêu của dân tộc.

PHẦN LÀM VĂN

- Đảm bảo cấu trúc nghị luận:

Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài

triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Nhận là một hạnh phúc, nhưng cho còn là hạnh phúc lớn hơn.

- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các

thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học

nhận thức và hành động.

1. Giải thích vấn đề nghị luận:

- Nhận là sự tiếp nhận những giúp đỡ, biếu tặng của người khác, tiếp

nhận những phúc lợi xã hội trên nhiều mặt.

- Cho là chuyển cái sở hữu của mình sang người khác mà không đổi lấy

cái gì. Cho cũng là đem tình cảm, trí tuệ, công sức của mình để đóng góp

vào những công việc chung của xã hội.

II 1

- Ý kiến này nêu lên mối quan hệ và ý nghĩa của việc nhận và cho trong

cuộc sống.

2. Bàn luận:

2

- Nhận là một hạnh phúc vì:

+ Giúp giải quyết được những khó khăn, tháo gỡ được những vướng mắc

để con người đạt được mục đích của cuộc sống nhanh hơn, tốt hơn.

+ Nhận được sự quan tâm, chăm sóc, chia sẻ của người khác đó cũng là

nguồn cổ vũ tinh thần để vươn lên.

- Cho còn là hạnh phúc lớn hơn vì:

+ Cho là niềm vui lớn vì được giúp đỡ, chăm sóc, hi sinh cho người khác,

đem hạnh phúc đến cho người khác; cống hiến cho cộng đồng, thúc đẩy

cuộc sống đi lên, thấy được ý nghĩa việc làm của mình đối với cuộc sống.

+ Khi ta cho đi ta sẽ nhận lại tình cảm yêu thương, quí trọng của người

khác; giúp mối quan hệ giữa người và người trở nên tốt đẹp hơn, cuộc

sống cộng đồng thân thiện hơn.

* Mở rộng vấn đề:

- Ca ngợi những người có lối sống đẹp biết vì người khác.

- Phê phán lối sống hẹp hòi, ích kỉ, cá nhân …của một số HS, một số

người trong XH.

(Lưu ý: Khi bàn luận cần có dẫn chứng chứng minh cụ thể)

3. Bài học nhận thức và hành động:

- Cần nhận thức rõ mối quan hệ giữa nhận và cho để sống hài hòa hơn, có

ý nghĩa hơn.

- Phải biết quan tâm, giúp đỡ người khác và nhiệt tình đóng góp cho cộng

đồng, xã hội.

A. Yêu cầu về hình thức.

- Học sinh xác định đúng kiểu bài nghị luận văn học giải thích, chứng

minh.

- Bài viết có bố cục rõ ràng.

- Diễn đạt mạch lạc, ngôn từ trong sáng, không viết sai chính tả.

B.Yêu cầu nội dung:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo

các nội dung cơ bản sau:

I. MB:

Giới thiệu vấn đề nghị luận. 0,25

II. TB.

1. Giải thích ý kiến.

“ Cái tinh” ở đây không phải là cái tinh của đôi mắt, của sự quan sát cảnh

trí, sự vật thông thường . “Cái tinh” mà Hoài Thanh muốn nhấn mạnh đến

chính là sự tinh tế, nhạy cảm của một hồn thơ Tế Hanh trước vẻ đẹp của

nhiên nhiên, vẻ đẹp của con người, của tình đời.

2. Phân tích bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh để làm sáng tỏ nhận

định.

2.1. Giới thuyết về hoàn cảnh sáng tác và nêu ý nghĩa chung của bài

thơ này:

- “Quê hương” là sáng tác mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương

trong thơ Tế Hanh.

- Nhà thơ đã viết về quê hương bằng cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ

mộng mà hùng tráng của quê hương, mến yêu những con người lao động

tràn trề sức lực, bằng những kỉ niệm sâu đậm, nồng nàn của thời niên

thiếu.

2.2.Chứng minh nhận định của Hoài Thanh.

a. Tế Hanh đã ghi lại được đôi nét thần tình về cảnh ra khơi của những

1

con người đánh cá và ngư dân trên biển cả.

- Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong một khung cảnh đẹp: bình minh, bầu

trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng.

- Nổi bật lên khung cảnh ấy là hình ảnh những con thuyền băng mình ra

khơi. Sự so sánh kết hợp với những từ ngữ mạnh “hăng”, “phăng”,

“vượt” đã diễn tả khí thế dũng mãnh của con thuyền. “Cánh buồm” với

vẻ đẹp lãng mạn là linh hồn của làng chài .

- Gắn với hình ảnh con thuyền là hình ảnh dân trai tráng ra khơi tạo nên

một bức tranh lao động khỏe khoắn, tươi vui.

b. Không chỉ ghi lại được đôi nét thần tình về cảnh ra khơi của những

con thuyền đánh cá Tế Hanh còn miêu tả đặc sắc cảnh đoàn thuyền trở

về.

- Đoàn thuyền đánh cá trở về trong không khí náo nhiệt và đầy ắp niềm

vui , sự sống (“ồn ào”, “tấp nập”).

- Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa sáng tạo độc

đáo trở nên có tầm vóc phi thường: “Dân chài lưới làn da ngăm rám

nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Họ như những đứa con của

Thần Biển.

c. Không chỉ miêu tả hình ảnh con người làng chài mà tác giả còn có cái

nhìn tinh tế về hình ảnh con thuyền sau khi đã vật lộn với sóng gió của

đại dương.

- Những con thuyền cũng mang hồn người và vẻ đẹp người: “im bến mỏi

trở về nằm. Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.

- Mệt mỏi nhưng đọng lại trong lòng người vẫn là cảm giác bình yên, thư

thái nhẹ nhàng. Con thuyền vô tri bỗng trở nên có hồn. Không phải là 1

người con vạn chài thiết tha gắn bó với quê hương thì không thể viết

được những câu thơ như thế ! Và cũng chỉ có thể viết được những câu thơ

như thế khi nhà thơ biết đặt cả hồn mình vào đối tượng, vào người, vào

cảnh để lắng nghe. Có lẽ chất muối mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào

làn da thớ thịt, vào tâm hồn của nhà thơ Tế Hanh để thành niềm ám ảnh

gợi bâng khuâng kì diệu. Cái tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ở chỗ nghe

thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm…

d. Trong niềm tưởng nhớ của nhà thơ, bên cạnh những hình ảnh “nước

xanh, cá bạc”, “chiếc buồm vôi” của “con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi”

da diết nhất vẫn là cái hương vị riêng của làng chài ven biển: “Tôi thấy

nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

3. Đánh giá:

- Hoài Thanh đã nhận định đúng đắn và sâu sắc về thơ ca của Tế

Hanh: một tâm hồn tinh tế, một bút pháp tài hoa, một tấm lòng sâu

nặng với quê hương. Đó là cái tinh của “ Nơi mắt nhìn không tới/ Thì

lòng ta đến thay” (Chế Lan Viên).

III. KB: Khẳng định vấn đề nghi luận. 0,25

Lưu ý: