3,0ĐIỂMA. A- SỰ CHUYỂN DỊCH TRONG NỘI BỘ CÁC NGÀNH KINH TẾ

Câu 2 3,0điểma.

a- Sự chuyển dịch trong nội bộ các ngành kinh tế:

1,50,5

- Trong khu vực I:

+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản

+ Trong nông nghiệp giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng

ngành chăn nuôi. Trong ngành trồng trọt tăng tỉ trọng ngành trồng

cây công nghiệp và cây thực phẩm, giảm tỉ trọng cây lương thực và

các cây khác.Trong ngành thủy sản giảm tỉ trọng ngành khai thác,

tăng tỉ trọng ngành nuôi trồng.

- Trong khu vực II:

+ Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai

thác.

+ Trong từng ngành công nghiệp, tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp,

có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm

có chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị

trường trong nước và xuất khẩu.

+ Đẩy mạnh tăng cường phát triển các ngành công nghiệp hiện đại.

- Trong khu vực III:

+ Các ngành dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị

có sự tăng trưởng mạnh

+ Các ngành dịch vụ ngày càng đa dạng, trong đó có nhiều loại hình

dịch vụ mới và hiện đại ra đời (Viễn thông, chuyển giao khoa học kĩ

thuật và công nghệ mới, tư vấn đầu tư...)

b.

b- Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở ĐNB:

1,5

Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghệp ở ĐNB đã

và đang diễn ra theo các xu hướng:

- Tăng cường cơ sở năng lượng để đáp ứng nhu cầu lớn cho phát

triển công nghiệp:

+ Xây dựng các nhà máy điện

Nhà máy điện thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai (400 MW), Thác

0,25

Mơ, Cần Đơn trên sông Bé, Hàm Thuận – Đa Mi trên sông La Ngà.

Nhà máy nhiệt điện tuốc bin khí: Phú Mỹ (hơn 4000 MW), Bà Rịa,

các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu ở các khu chế xuất

+ Phát triển mạng lưới điện: Xây dựng đường dây siêu cao áp 500

KV Hòa Bình – Phú Lâm (TP Hồ Chí Minh)

- Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trong phát triển công nghiệp

(Riêng TP Hồ Chí Minh đã thu hút tới khoảng 30% số vốn đầu tư

nước ngoài vào Việt Nam)

- Kết quả: ĐNB là vùng công nghiệp phát triển nhất cả nước (tỉ trọng

cao nhất, cơ cấu ngành đa dạng nhất, nổi bật nhất cả nước với các

ngành đòi hỏi công nghệ cao như luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin

học,... Có nhiều trung tâm công nghiệp lớn, nhiều khu công nghiệp

và khu chế xuất nhất...)

- Song song với phát triển công nghiệp, vấn đề môi trường cũng cần

được quan tâm để tránh tổn hại tới các ngành kinh tế khác, nhất là

ngành du lịch.