(3,0 ĐIỂM)* VÌ SAO ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ TA PHÁT ĐỘNG TOÀN QUỐC KHÁ...

Câu 2. (3,0 điểm)* Vì sao Đảng và Chính phủ ta phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp :- Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946 về Việt Nam, Chính phủ ta thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản của Hiệp định và Tạm ước. Còn Chính phủ Pháp đã bội ước, đẩy mạnh việc chuẩn bị xâm lược nước ta một lần nữa.- Ở Nam bộ và Nam Trung bộ, thực dân Pháp tiến đánh các vùng tự do của ta.- Ở Bắc bộ và Trung bộ, hạ tuần tháng 11/1946, thực dân Pháp khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn. Tháng 12/1946, chúng chiếm đóng trái phép ở Đà Nẵng, Hải Dương, đưa thêm viện binh đến Hải Phòng.- Ở Hà Nội, tình hình nghiêm trọng hơn. Trong các ngày 15 và 16/12/1946, quân Pháp bắn súng, ném lựu đạn ở nhiều nơi: đốt Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, chúng chiếm đóng cơ quan Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Công chính. Chúng còn cho xe phá các công sự của ta ở phố Lò Đúc, gây ranhững vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh, đầu cầu Long Biên, khu Cửa Đông,… Trắng trợn hơn, trong các ngày 18 và 19/12/1946, tướng Mooclie gửi tối hậu thư đòi ta phải phá bỏ mọi công sự và chướng ngại trên các đường phố, giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để quân Pháp làm nhiệm vụ giữ trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì chậm nhất là vào sáng20/12/1946, quân Pháp sẽ chuyển sang hành động.- Tình thế khẩn cấp đã buộc Đảng, Chính phủ ta phải có quyết định kịp thời.- Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.- Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường mở rộng Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Vạn Phúc dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã quyết định phát động cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.- Tối 19/12/1946, thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.* Tóm tắt cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội trong những tháng đầu toàn quốc kháng chiến :- Khoảng 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân Nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố tắt điện, cuộc chiến đấu bắt đầu. Vệ quốc quân, công an xung phong, tự vệ chiến đấu đồng loạt tiến công các vị trí quân Pháp. Nhân dân đã khiêng bàn ghế, giường tủ, kiện hàng, hạ cây cối… làm thành những chướng ngại vật hoặc chiến lũy chiến đấu. Cụ già, em nhỏ và những người không thamgia phục vụ chiến đấu, nhanh chóng tản cư ra các vùng ngoại thành.- Từ ngày 19/12 đến ngày 29/12/1946, những cuộc chiến đấu ác liệt đã diễn ra ở nội thành. Hai bên giành nhau từng khu nhà, góc phố, như ở Bắc Bộ phủ, Bưu điện Bờ hồ, đầu cầu Long Biên, sân bay Bạch Mai, ga Hàng Cỏ, ở các phố Khâm Thiên, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Da, Hàng Trống… Quân dân ta đã đánh gần 40 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch.- Từ ngày 30/12/1946, địch phản công, ta thu hẹp phạm vi chiến đấu, chuyển lực lượng về Liên khu 1. Trong quá trình chiến đấu, Trung đoàn Thủ đô chính thức được thành lập. Những cuộc chiến đấu ác liệt tiếp tục diễn ra ở khu chợ Đồng Xuân, ở rạp hát Olympia.- Ngày 17/2/1947, Trung đoàn Thủ đô thực hiện cuộc rút quân vượt khỏi vòng vây của địch, ra căn cứ hậu phương an toàn. Trong 60 ngày đêm chiến đấu, quân và dân Hà Nội đã chiến đấu gần 200 trận, diệt và làm bị thương hàng nghìn tên địch, phá hủy hàng chục xe cơ giới, 5 máy bay …, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố một thời gian dài để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ về căn cứ lãnh đạo kháng chiến.I. Phần riêng - phần tự chọn (3,0 điểm)Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3. a hoặc câu 3. b)