TÍNH XÁC SUẤT TRỰC TIẾP . TRONG NHIỀU TRƯỜNG HỢP, ĐIỀU KIỆN CỦA PHÉ...

1. Tính xác suất trực tiếp .

Trong nhiều trường hợp, điều kiện của phép thử ( thực nghiệm) có tính chất đối xứng

ta có thể đi tới kết luận: Các biến cố sơ cấp có số đo khả năng xuất hiện như nhau ( đồng

khả năng) rồi từ đó suy ra tính xác suất của các biến cố phức tạp một cách dễ dàng.

Ví du:û Khi gieo một đồng tiền cân đối thì xác suất xuất hiện mặt sấp và ngữa là như

nhau và bằng 1/2.

Định nghĩa 1: Giả sử trong mộüt phép thử (thực nghiệm) có n biến cố sơ cấp, trong đó

có m biến cố sơ cấp thuận lợi cho biến cố A xuất hiện, xác suất xuất hiện biến cố A là :

m (3-3)

p (A) =

n

Khi m = n thì p (A) = 1 ⇒ A là một biến cố chắc chắn,

m = 0 thì p (A) = 0 ⇒ A là một biến cố không .

Từ đó rút ra tính chất của xác suất như sau:

- 0 ≤ p (A) ≤ 1 vì 0 ≤ m ≤ n (3-4)

- Nếu A & B là hai biến cố xung khắc và C là biến cố tổng của chúng ta có:

p (C) = p (A) + p (B). (3-5)