CẢI LƯƠNG LÀ MỘT LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU RA ĐỜI Ở SÀI GÒN TRONGK...

Câu 677: Cải lương là một loại hình nghệ thuật sân khấu ra đời ở Sài Gòn trongkhoảng thời gian từ 1917 – 1920, gánh hát qui mô đầu tiên đầu tiên thành lập ở SàiGòn dùng danh hiệu “Đoàn hát cải lương” là gánh hát nào? Đáp án: Phần lớn các nhà nghiên cứu lịch sử sân khấu Việt Nam đều thống nhấtcho rằng sự ra đời và công diễn vở “Vì nghĩa quên nhà” là một trong những tín hiệu đầutiên, đánh dấu dự ra đời của loại hình nghệ thuật sân khấu cải lương. Đây là tác phẩm môphỏng hài kịch phương Tây, tác giả là Lê Quang Liêm và Hồ Biểu Chánh. Trong thập niên đầu của thế kỷ 20, ở miền Tây Nam Kỳ có sự xuất hiện của nhữngnhà hát tư nhân, phần lớn do những nhân vật có tiền trong xã hội xây dựng. Sự ra đời củanhững nhà hát này nhằm tạo điều kiện cho tuồng hát dân tộc trình diễn và phát triển. Bêncạnh đó nhiều gánh hát ở Mỹ Tho, Sa Đéc, Sóc Trăng,…cũng được thành lập. Khoảngnăm 1915 – 1920, những gánh hát này không chỉ biểu diễn ở tỉnh mà còn lên Sài Gòndiễn. Thực tế, gánh hát biểu diễn cải lương, nhưng về danh nghĩa thì chưa chính thứcdùng danh từ cải lương. Gánh hát thầy Năm Thận dùng danh từ ca ra bộ, gánh Tân PhướcNam xưng là gánh hát Tân Thời hay Kim Thời,… Giữa năm 1920, gánh hát Tân Thinh – gánh hát qui mô đầu tiên thành lập tại SàiGòn (đường Boresse – nay là đường Yersin, quận I). Chủ nhân của gánh hát là TrươngVăn Thông, nguyên quán tại Sa Đéc. Chủ gánh hát chính thức gọi Tân Thinh là “Đoànhát cải lương”, phía dưới bảng hiệu có đôi liễn nêu tôn chỉ:“Cải cách hát ca theo tiến bộLương truyền tuồng tích sách văn minh”