(5 ĐIỂM)YÊU CẦU CHUNG

Câu 2 (5 điểm)Yêu cầu chung: 0,5 điểm Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bàiviết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ. Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.Yêu cầu nội dung: 4,5 điểmĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ- Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Vợ chồng A Phủ- Dạng bài: bình luận hai ý kiến văn học- Yêu cầu: Làm nổi bật giá trị của chi tiết tiếng sáo xuất hiện trong tác phẩm. Thấy được hai ý kiến khôngđối lập mà bổ sung để làm đầy đủ thêm cho hình tượng đắt giá này.TIẾN TRÌNH LÀM BÀIKIẾN THỨC HỆ THỐNG Ý PHÂN TÍCH CHI TIẾTCHUNGKhái quát vài- Tô Hoài là bút danh, ông tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920nét về tác giả -trong một gia đình làm nghề dệt lụa thủ công ở huyên Thanh Oaitác phẩmthuộc Hà Nội ngày nay, nhưng phần lớn thời gian trưởng thảnh củaông là ở làng Nghĩa Đô, nay thuộc quận cầu Giấy, Hà Nội. Thời trẻ,ông kiếm sống bằng nhiều nghề, từ gia sư, thư ký cho tới bán hàng,làm chân kế toán cho một hiệu buôn... Đây chính là quãng thời gian0,5 điểmông bắt đầu khơi mạch cho vốn sống ngồn ngộn của mình tuôn tràotrên những trang văn.- Tô Hoài đi nhiều, trải nghiệm nhiều, với cảm quan hiện thực đầytinh tế về cuộc sống đời thường cộng vốn hiểu biết giàu có về phongtục và đời viết không ngừng nghỉ đưa nhà văn Tô Hoài lên vị tríkhông thể nhầm lẫn, khó có thể thay thế.- Vợ chồng A Phủ, một trong ba truyện in trong tập Truyện Tây Bắc,có thể nói là một tác phẩm xuất sắc bậc nhất của nhà văn Tô Hoài.Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài không chỉ thành công ởviệc khắc họa chân dung các nhân vật mà nhà văn còn có biệt tàitrong việc xây dựng các chi tiết truyện rất đặc sắc. Trong đó, chi tiếttiếng sáo trong đêm tình mùa xuân mang nhiều ý nghĩa.TRỌNGGiải thích - Hình tượng tiếng sáo - hình tượng nghệ thuật thể hiện sự khám pháTÂMđộc đáo của nhà văn Tô Hoài: Trước hết tiếng sáo là một chi tiết hếtsức đặc sắc, trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm, có ý nghĩa nhưmột hình tượng nghệ thuật, mang ý nghĩa, dùng nhiều giá trị mangsức nặng. Có thể nói, từ một hình tượng quen thuộc ngoài đời sống,thường xuất hiện trong các lễ hội mùa xuân, thì qua ngòi bút Tô Hoàiđã biến thành một chi tiết, một hình tượng thật đắt giá.- Hình tượng tiếng sáo - hình tượng tô đậm giá trị nhân đạo của tácphẩm: Không chỉ có sự phát hiện, tái hiện hình tượng thành công,tiếng sáo còn cộng hưởng, làm gia tăng sức mạnh của tư tưởng nhân4,0 điểmđạo trong tác phẩm. Đặc biệt khi nó nhấn mạnh vào những mộngtưởng, những thôi thúc của Mị trong đêm tình mùa xuân.Tiếng sáo:- Tiếng sáo xuất hiện trong đêm tình mùa xuân - đây là âm thanhHình tượngquen thuộc, đặc trưng của người Mèo ở vùng cao mỗi khi tết đến,nghệ thuậtxuân về. Đó là tiếng sáo gọi bạn yêu, là cầu nối cho các đôi lứa, giúpcác chàng trai tỏ tình và giãi bày yêu thương. Âm thanh ấy cũng chấtchứa nhiều khát vọng yêu thương cháy bỏng trong các nhịp đập tráitim trẻ.- Tiếng sáo là một trong những chi tiết được Tô Hoài dụng côngmiêu tả. Nó xuất hiện nhiều lần, trở đi trở lại với các mức độ và sắcthái khác nhau. Lúc đầu là tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi, tiếp đến nóvăng vẳng ở đầu làng, "lửng lơ bay ngoài đường”. Và rồi giữa Mị vàtiếng sáo không còn khoảng cách. Âm thanh ấy len lỏi vào trong tâmtrí của Mị. Không chỉ có tiếng sáo hiện tại cô nghe, mà Mị còn nhớlại cả tiếng sáo trong quá khứ, về khoảng thời gian tươi đẹp, kiêuhãnh của mình. Cuối cùng, tiếng sáo trở thành động lực, dù tiếng sáothực đã mất, nhưng tiếng sáo tâm tưởng - hay tiếng lòng khát khaocủa Mị đã bừng tỉnh.- Nghệ thuật miêu tả tiếng sáo và tâm trạng nhân vật của nhà văn TôHoài rất tài hoa. Tám lần ông nói tới tiếng sáo, kể về những cô gái,chàng trai thổi sáo, hát tình ca, nghe sáo, đi theo tiếng sáo. Ba lầnông đặc tả tiếng sáo: văng vẳng tiếng sáo..., tiếng sáo lửng lơ bay...,trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo... Những từ tượng thanh, kết hợpnghệ thuật đảo âm tiết (không viết lơ lửng mà viết lửng lơ), đảo từ(động từ văng vẳng trước danh từ tiếng sáo, tính từ lửng lơ trướcđộng từ bay, động từ rập rờn trước danh từ tiếng sáo) khiến chonhững âm thanh của thứ nhạc cụ dân dã ấy trở nên sống động, cóhồn, ấn tượng xiết bao. Và nhờ đó, những cung bậc tâm trạng củanhân vật Mị trở nên phong phú, trầm thăng, xốn xang, rung nhịpcùng tiếng sáo.Nhờ tiếng sáo đêm tình mùa xuân đó mà nhà văn mở được cánh cửatâm hồn nhân vật Mị đã im im khóa suốt bao nhiêu năm trời.Tiếng sáo: hình - Tiếng sáo đã gọi dậy một tâm hồn chai sạn. Hay nói cách khác, nhờtượng mangtiếng sáo, nhà văn đã đi sâu vào để phát hiện sức sống tiềm tàng củasức nặng giá trịngười con gái Mèo ấy. Đó là một sức sống mạnh mẽ, đầy những khátnhân đạokhao.Tiếng sáo làm Mị thức dậy những ký ức xưa cũ, tiếng sáo là đại diệncho miền ký ức tươi đẹp: Có biết bao người ngày đêm thổi sáo đitheo Mị, cái thời Mị là một cô gái xinh đẹp, yêu tự do. Nhớ lại, Mị lạiứa nước mắt, mà tiếng sáo lại lửng lơ bay ngoài đường, lúc này tiếngsáo như động lực, như thôi thúc Mị, đẩy đưa Mị đến với những đêmtình mùa xuân.Và tiếng sáo vẫn tiếp tục vang lên những giai điệu như tô đậm hơnnhững khát khao bung tỏa, khát khao tự do, khát khao hạnh phúc củaMị mặc cho những nút thít của sợi dây đang xiết chặt tấm thân Mị.Bàn luận, đánh- Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn, cả hai ý kiến đều đã bổ sung đểgiálàm bật nên giá trị của chi tiết tiếng sáo trong đêm mùa xuân.- Đọc tác phẩm, suy ngẫm về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị,chúng ta không thể lướt qua hình tượng thẩm mỹ tiếng sáo. Bởi vìđấy là một điểm sáng nghệ thuật vừa hiện thực, vừa lãng mạn, đẫmchất dân tộc và chất thơ. Bởi vì, đấy cũng là một cung bậc tinh tếtrong cảm hứng nhân đạo, nhân văn rất đáng trân trọng của ngòi bútTô Hoài.