CÁ NHÂN TRÌNH BÀY BÁO CÁO VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI...

Câu 10: Cá nhân trình bày báo cáo về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối

với các nước đang phát triển

D. Vận dụng: không

E. Tìm tòi, mở rộng :

Câu hỏi : Tìm hiểu cơ hội và thách thức của Việt Nam khi ra nhập WTO

Về những cơ hội:

Một là: khi gia nhập WTO, Việt Nam được tiếp cận thị trường hàng hoá và

dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và

các ngành dịch vụ, không bị phân biệt đối xử.

Hai là: Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản

lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được

cải thiện.

Ba là: Gia nhập WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành

viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu

tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều

kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp.

Bốn là: Việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc

đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của Việt Nam

đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn.

Năm là: Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm Đổi

mới, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều

kiện cho Việt Nam triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại.

Về những thách thức:

Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đối thủ" hơn, trên bình

diện rộng hơn, sâu hơn.

Hai là: Trên thế giới sự "phân phối" lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng

đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc

gia, sự "phân phối" lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng

lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một

bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ

mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn;

phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: "Tăng trưởng kinh tế đi

đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong

từng bước phát triển".

Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ

thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có

hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị

trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ.

Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ

môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt

đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.

5. Bảng mô tả và câu hỏi theo cấp độ nhận thức

a. Bảng mô tả mức độ nhận thức

Nội dung/chủ

đề/chuẩn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp Vận dụng cao

- Khái niệm

- Nguyên nhân

- Xác định

- Các biểu hiện

Xu hướng toàn

của toàn cầu

dẫn đến xu

được số lượng

cầu hóa.

hóa kinh tế.

hướng toàn

thành viên của

Khu vực hóa

kinh tế

một số tổ chức

- Phân biệt

- Biểu hiện cơ

liên kết kinh tế

bản của toàn

được hệ quả

khu vực trên

tích cực và

thế giới.

tiêu cực của

- Kể tên được

toàn cầu hóa

- Số dân và

đối với nền

GDP của các

tổ chức liên

khu vực.

kinh tế xã hội

kết kinh tế khu

vực

- Cơ sở để

hình thành nên

khu vực hóa

kinh tế.

- Biểu hiện của

Tìm hiểu

- Cơ hội và

những cơ hội

- Tác động của

thách thức của

và thách thức

đối với các

hóa đối với

kinh tế Việt

nước đang

phát triển.

các nước đang

Nam.

phát triển

Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, ngôn

ngữ…..

- Năng lực chuyên biệt:Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ,

b.Câu hỏi / bài tập đánh giá

Chuẩn đánh giá Câu hỏi và bài tập

Câu hỏi nhận biết

1. Nhận biết

Xu hướng toàn cầu