TRÌNH BÀY NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ ĐẢNG TA CHỦ TRƯƠNG ĐƯA MIỀN BẮC TIẾN LÊN THE...

1.Hoàn cảnh lịch sử -Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về việc lập lại hoà bình ở Đông Dương được kí kết, nước ta tạm thời bị chia làm hai miền. +ở miền Bắc: chế độ chính trị ổn định, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vừa khôi phục vừa xây dựng vừa chiến đấu chống hai cuộc chiến tranh phá hoại có tính chất huỷ diệt bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ; vừa phải đảm bảo yêu cầu về đời sống của nhân dân , vừa phải đáp ứng về nhân lực và vật lực cho cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, vừa làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. +ở miền Nam: chế độ chính trị không ổn định, đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp, độc quyền chiếm miền Nam, thực hiện cuộc chiến tranh thực dân mới kéo dài suốt hơn 20 mươi năm, với quy mô ngày càng rộng lớn. -Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cũng như trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, đã được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, nhất là sự giúp đỡ, viện trợ của to lớn về nhiều mặt của các nước xã hội chủ nghĩa anh em lúc đó đang ở thời kỳ phát triển mạnh mẽ (từ giữa năm 50 đến đầu những năm 70). Tuy nhiên bên cạnh thuận lợi đó, từ những năm 60, trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa cũng nảy ra sự bất đồng, chia rẽ sâu sắc giữa các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc. -Miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa với đặc điểm lớn nhất là từ sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Trong khi đó, mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa mà Liên Xô và các nước Đông Âu áp dụng có điều kiện , hoàn cảnh, xuất phát điểm không giống nước ta và chứa đựng không ít những nhược điểm, sai lầm rất khó cho ta học tập, rút kinh nghiệm.