CÂU 11. NỘI DUNG BẢN CHỈ THỊ “NHẬT PHÁP BẮN NHAU VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CHÚN...

2. Diễn biến và ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước.Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng (9/3/1945)và bản chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945). Cả nước dấy lên một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho tổng khởi nghĩ tháng Tám.*Tại Quảng Ngãi. Ngày 11/3/1945, tù chính trị ở nhà lao Ba Tơ đã nổi dậy giết giặc cướp đồn, thành lập chính quyền cách mạng, thành lập đội du kích Ba Tơ và căn cứ địa cách mạng Ba Tơ.*Tại căn cứ địa Việt Bắc: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu Quốc quân đã giải phóng nhiều vùng rộng lớn thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên (khu giải phóng Việt Bắc được thành lập).*Tại các đô thị lớn Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn...liên tiếp nổ ra những cuộc biểu tình chống Nhật, lôi cuốn hàng triệu người tham gia.*Tại các vùng nông thôn: Phong trào kháng Nhật cứu nước cũng dâng lên mạnh mẽ, tiêu biểu nhất là phong trào “Phá kho thóc của Nhật giải quyết nạn đói”, phong trào được quần chúng hưởng ứng rất đông đảo.Như vậy, tới những ngày đầu tháng 8/1945 cao trào kháng Nhật diễn ra ngày càng sôisục. Không khí chuẩn bị khởi nghĩa đã trở nên hết sức khẩn trương, quần chúng đã sẵn sàng, chỉ chờ chờ cơ hội là đứng lên tổng khởi nghĩa.