* GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM * GIỚI THIỆU NHÂN VẬT MỊ - NHAN SẮC

Câu 2: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm * Giới thiệu nhân vật Mị - Nhan sắc: Trai đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị - Tài năng: Thổi sáo, thổi lá - Phẩm chất tốt đẹp. => Mị xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của cường quyền, thần quyền vùi giập. * Phân tích hình ảnh nắm lá ngón trong ba lần xuất hiện: Lần thứ nhất: - Bối cảnh xuất hiện: Khi mới về làm dâu nhà thống lý, nỗi đau đớn tủi cực khiến Mị sống không bằng chết. Cô tìm về cha, định từ biệt cha rồi ăn lá ngón tự tử. - Nội dung, ý nghĩa: + Lá ngón xuất hiện đầu tiên như một lối thoát. Đây là lối thoát ngắn và hữu hiệu nhất. Nhưng đây là lối thoát cho những ai muốn chấm dứt hiện tại nghiệt ngã chứ không phải lối thoát cho người muốn sang trang mới. Rõ ràng, đây là sự phản kháng quyết liệt nhưng vô vọng – một hình thức phản kháng bị động. + Tố cáo sự dã man, tàn bạo của xã hội ép buộc người dân lương thiện đến bước đường cùng. Lần thứ hai: - Bối cảnh xuất hiện: Khi Mị chấp nhận quay trở về nhà thống lý, tiếp tục sống kiếp dâu gạt nợ. Dần dần ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi, ý thức phản kháng mất đi, Mị không còn nghĩ đến chuyện ăn lá ngón tự tử nữa. + Lá ngón phai mờ tượng trưng cho lòng ham sống đã nguội lạnh + Sự buông bỏ là kết cục của cuộc đấu tranh trong đơn độc, dai dẳng cuối cùng kết thúc bằng sự mệt mỏi và tuyệt vọng. Lần thứ ba: - Bối cảnh xuất hiện: đêm tình mùa xuân với tiếng sáo làm hồi sinh sức sống trong Mị. + Lá ngón lần nữa xuất hiện với tầng ý nghĩa giải thoát Mị khỏi địa ngục trần gian. + Đánh dấu sự trở lại của ý thức sống, đánh dấu sự thức tỉnh của một tâm hồn tưởng chừng như đã “chết đi trong cõi sống”. * Đánh giá về chi tiết “nắm lá ngón” - Cho thấy đầy đủ chân dung nhân vật Mị - một cô gái miền núi với sức sống mãnh liệt - Góp phần chuyền tải đầy đủ tư tưởng, nội dung mà tác giả muốn gửi gắm + Gía trị hiện thực: Phơi bày thực trạng xã hội phong kiến miền núi lúc bấy giờ + Giá trị nhân đạo: Bày tỏ sự đồng cảm của tác giả, lên án tố cáo xã hội.