CÂU 2 (5.0 ĐIỂM) CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC LÀ NỘI DUNG LỚN, XUYÊN SUỐT QUÁ TR...

2.5 * Chứng minh: - Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ: + Nguyễn Dữ là một nhà Nho sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI. Truyền kỳ mạn lục - một viên ngọc lung linh của thể loại văn xuôi trong văn học trung đại Việt Nam, áng thiên cổ kỳ bút( Vũ Khâm Lân). Nội dung ghi chép lại những giai thoại, huyền thoại lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ thời Lý cho tới thời Lê sơ. Đằng sau các yếu tố hoang đường kỳ ảo chính là hiện thực của xã hội phong kiến với đầy rẫy các tệ nạn mà tác giả muốn phơi bày và lên án. Tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, trong đó có Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là nổi bật hơn cả. Chủ nghĩa yêu nước trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thể hiện sâu sắc nhiều phương diện khác nhau: / Tác phẩm đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác 3 của một trí thức nước Việt tên là Ngô Tử Văn, thể hiện niềm tin vào công lý, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà, đặc biệt lên án lũ giặc xâm lược dù đã chết vẫn không ngừng gây tội ác trên đất nước ta. / Hành dộng châm lửa đốt đền của Ngô Tử Văn xuất phát từ việc tên Bách hộ họ Thôi nhà Minh tử trận ở gần ngôi đền thờ vị thần người Việt, sau đó hồn ma tên tướng giặc tranh cướp ngôi đền, làm yêu quái trong dân gian. Điều này khẳng định tinh thần yêu nước và ý chí chống nô dịch, bất công, kiên quyết bảo vệ chính nghĩa, lẽ phải của một trí thức người Việt. / Việc Ngô Tử Văn được phong thần cho thấy khát vọng của quần chúng nhân dân: Tôn vinh những anh hùng có công với nước, thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc, khát khao có được cuộc sống hòa bình, no ấm. + Nghệ thuật: Đan xen giữa yếu tố hiện thực và kì ảo giúp câu chuyện thêm phần li kì, hấp dẫn, làm tăng tính xác thực, làm câu chuyện có nội dung yêu nước sâu sắc

.

- Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi: + Nguyễn Trãi là người có công lớn giúp Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Đầu năm 1428, sau khi dẹp xong giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, giao cho Nguyễn Trãi viết bài cáo để tuyên bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc Ngô. Đại cáo bình Ngô không chỉ là bản tổng kết toàn bộ cuộc kháng chiến chống giặc Minh mà còn là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai, là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. + Chủ nghĩa yêu nước trong Đại cáo bình Ngô thể hiện sâu sắc, bao quát nhiều phương diện khác nhau (học sinh lựa chọn một số dẫn chứng tiêu biểu để phân tích làm rõ): / Khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, ý thức tự cường, tự tôn, niềm tự hào về nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, sức mạnh dân tộc,… Tư tưởng của Nguyễn Trãi về độc lập dân tộc thể hiện sâu sắc toàn diện. /Căm thù giặc, quyết tâm vượt qua khó khăn để kháng chiến / Ca ngợi, tự hào về chiến thắng hào hùng của cuộc khởi nghĩa. / Khát vọng hòa bình muôn thuở, mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước. + Nghệ thuật: vận dụng linh hoạt sáng tạo kết cấu thể loại cáo; lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng thuyết phục; kết hợp giữa bút pháp tự sự, trữ tình và bút pháp anh hùng ca; ngôn nhữ trang trọng, hình tượng kì vĩ, tráng lệ… * Đánh giá về cảm hứng yêu nước, bài học tư tưởng và hành động: 0.5 - Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ và Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi là hai tác phẩm tiêu biểu với những sắc thái cảm xúc, hình thức nghệ thuật khác nhau song đều góp phần làm nên âm điệu hào hùng riêng của văn học trung đại . - Cảm hứng yêu nước không chỉ là nội dung lớn trong văn học trung đại mà còn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam - Tự hào về truyền thống yêu nước, trân trọng di sản văn học trung đại. 0.25 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Có nhiều cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. TỔNG ĐIỂM 10.0 4