ĐẶC ĐIỂM (1) MÃ DI TRUYỀN ĐƯỢC ĐỌC TỪ MỘT ĐIỂM THEO CHIỀU 3’ → 5’,...

2. Đặc điểm (1) Mã di truyền được đọc từ một điểm theo chiều 3’ → 5’, theo từng bộ ba, không gối lên nhau. (2) Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ) (3) Mã di truyền có tính đặc hiệu: 1 bộ ba mã hóa 1 a.amin (4) Mã di truyền có tính thoái hoá: 1 aa. được mã hóa từ nhiều bộ ba khác nhau. GV Phan Thanh Huy _ THPT Nguyễn Du (BRVT)

2

QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

Nhân đôi ADN

Sơ lƣợc: - Thời điểm: Quá trình nhân đôi ADN tại pha S của kì trung gian. - Địa điểm: Nhân tế bào (TB nhân thực); vùng nhân (TB nhân sơ) - Mục đích nhân đôi ADN tạo nên 2 phân tử ADN để chuẩn bị bước vào quá trình nguyên phân tạo sẽ chia đều cho 2 tế bào con. - Chiều tổng hợp: 5’ – 3’ Diễn biến (1) Bước 1:(Tháo xoắn phân tử ADN) -Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch phân tử ADN tách nhau dần → chạc hình chữ Y và lộ 2 mạch khuôn. (2) Bước 2:(Tổng hợp các mạch ADN mới) - Enzim ADN polimeraza tổng hợp 2 mạch mới nhờ 2 mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – T; G – X): + Mạch tổng hợp liên tục: Có mạch khuôn là chiều 3’ 5’ + Mạch tổng hợp ngắt quãng: Có mạch khuôn là chiều 5’ 3’. Chúng tổng hợp theo từng đoạn( Okazaki) rồi được nối lại với nhau. (3) Bước 3:( 2 phân tử ADN được tạo thành) - Mỗi phân tử ADN mới gồm 2 mạch: + 1 mạch của phân tử ADN ban đầu( bán bảo toàn) + 1 mạch mới được tổng hợp. GV Phan Thanh Huy _ THPT Nguyễn Du (BRVT)

3

PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ Phiên mã