* CÂU VĂN LÀ MỘT BỘ PHẬN CỦA BÀI VĂN

1.1.Ghi nhớ:

* Câu văn là một bộ phận của bài văn. Vì vậy, muốn có một đoạn văn hay thì phải

có các câu văn hay. Muốn viết được câu văn hay, ngoài việc dùng từ chính xác, câu văn

cần phải có hình ảnh. Có hình ảnh, câu văn sẽ có màu sắc, đường nét, hình khối,...Để

câu văn có hình ảnh, các em cần lưu ý sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và các biện

pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, đảo ngữ,...Các hình thức nghệ thuật

này sẽ làm cho câu văn trở nên sinh động hơn rất nhiều.

*Với cùng một nội dung thông báo, song với mỗi cách viết lại có một cách hiểu

khác nhau.

VD: Với nội dung: Con sông chảy qua một cánh đồng, ta có thể diễn tả bằng

nhiều cách như sau :

- Con sông nằm uốn khúc giữa cánh đồng xanh mướt lúa khoai. (Vẻ đẹp thuần

tuý).

- Con sông khoan thai nằm phơi mình trên cánh đồng xanh mướt lúa khoai. (Vẻ

đẹp khoẻ khoắn).

- Con sông hiền hoà chảy qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai.( Vẻ đẹp hiền hoà).

- Con sông lặng lẽ dấu mình giữa cánh đồng xanh mướt lúa khoai.(Vẻ đẹp trầm

tư).

- Con sông mềm như một dải lụa vắt ngang qua ánh đồng xanh mướt lúa khoai.

(Vẻ đẹp thơ mộng)

...

Như vậy, ý của câu văn hoàn toàn phụ thuộc vào ngụ ý của người viết .Với mỗi

một cách diễn đạt khác nhau lại cho một giá trị biểu cảm khác nhau.

* Các biện pháp nghệ thuật thường sử dụng khi viết văn:

a) Biện pháp so sánh: Là đối chiếu 2 sự vật, hiện tượng cùng có một dấu hiệu

chung nào đó với nhau, nhằm làm cho việc diễn tả được sinh động, gợi cảm.

VD: Bà như quả ngọt chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.

(Võ Thanh An)

( So sánh bà ( sống lâu, tuổi đã cao) như quả ngọt chín rồi (quả đến độ già giặn,

có giá trị dinh dưỡng cao).So sánh như vậy để cho người người đọc sự suy nghĩ, liên

tưởng: Bà có tấm lòng thơm thảo,đáng quý; có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và

trân trọng )

b) Biện pháp nhân hoá: Là biến sự vật (cỏ cây, hoa lá, gió trăng, chim thú,...)

thành con người bằng cách gán cho nó những đặc điểm mang tính cách người, làm cho

nó trở nên sinh động, hấp dẫn.

VD: Ông trời nổi lửa đằng đông

Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay.

(Trần Đăng Khoa)

( Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hoá bằng cách dụng từ xưng hô với các sự

vật: “Ông trời”, “bà sân” cùng các hoạt động của con người: “nổi lửa”, “vấn chiếc

khăn hồng”, giúp cho người đọc cảm nhận được một bức tranh cảnh vật buổi sáng đẹp

đẽ, nhộn nhịp và sinh động).

c) Điệp từ, điệp ngữ : Là sự nhắc đi nhắc lại mmột từ ngữ, nhằm nhấn mạnh một

ý nào đó, làm cho nó nổi bật và hấp dẫn người đọc.

VD: Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!

Việt Nam! Ta gọi tên Người thiết tha...

(Lê Anh Xuân)

(Từ Việt Nam, tên gọi của đất nước, được nhắc lại 3 lần (điệp từ) nhằm nhấn

mạnh tình cảm tha thiết gắn bó và yêu thương đất nước).

d) Biện pháp đảo ngữ: Là sự thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của

câu văn, nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt.

VD: Chất trong vị ngọt mùi hương

Lặng thầm thay những con đường ong bay...

(Nguyễn Đức Mậu)

(Dòng 2 đảo VN lên trước góp phần nhấn mạnh được ý nghĩa đẹp đẽ : Sự lao động thầm

lặng, không mệt mỏi của bầy ong thật đáng cảm phục).