.SỰ TUYỆT CHỦNG LÀ GÌ

1997).Sự tuyệt chủng là gì?"Một loài bị coi là tuyệt chủng khi không còn một cá thể nào của loài đó còn sống sót tại bất kỳ nơi nào trên thế giới". Nếu như một số cá thể của loài còn sót lại chỉ nhờ vào sự kiểm soát, chăm sóc, nuôi dưỡng của con người, thì loài này được gọi là đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã. Nhiều loàiđã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã nhưng vẫn sống bình thường trong điều kiện nuôinhốt. Do đó hình thành hai khái niệm: Tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu và tuyệt chủng cục bộ. Một số nhà sinh học sử dụng thuật ngữ loài bị tuyệt chủng về phương diện sinh thái học, điều đó có nghĩa là số lượng loài còn lại ít đến nỗi tác động của chúng không có chút ý nghĩa nào đối với các loài khác trong quần xã. Ví dụ, loài hổ hiện nay bị tuyệt chủng về phương diện sinh thái học, có nghĩa là số hổ hiện còn trong thiên nhiên rất ít, tác động của chúng đến quần thể động vật mồi là không đáng kể.Khi quần thể của loài có số lượng cá thể dưới mức báo động, nhiều khả năng loài sẽ bị tuyệt chủng. Ðối với một số quần thể trong tự nhiên, một vài cá thể vẫn còn có thể sống sót dai dẳngvài năm, vài chục năm, có thể vẫn sinh sản nhưng số phận cuối cùng vẫn là sự tuyệt chủng (nếu không có sự can thiệp của công nghệ sinh học). Ðể bảo tồn một loài nào đó trước hết phải tìm được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tuyệt chủng, phải xác định được con người đãlàm gì ảnh hưởng đến sự ổn định quần thể của loài và làm cho loài bị tuyệt chủng.Con người có gây ra sự tuyệt chủng của các loài trên trái đất không?Hoạt động đầu tiên của con người gây nên sự tuyệt chủng LÀ VIỆC TIÊU DIỆT CÁC LOÀI THÚ LỚN TẠI CHÂU Ú

c, Bắc và Nam Mỹ cách đây hàng ngàn năm khi bắt đầu

chế độ thực dân tại những châu lục này. Trong một thời gian rất ngắn, sau khi

con người khai phá những vùng đất này đã có từ 74% đến 86% các loài động

vật lớn (có trọng lượng cơ thể trên 44 kg) ở đây bị tuyệt chủng mà một trong

những nguyên nhân trực tiếp là do việc săn bắt và gián tiếp do việc đốt, phá

rừng.

Sự tuyệt chủng của các loài chim, thú được nghiên cứu nhiều và dễ nhận biết.

99% sự tuyệt chủng của các loài khác trên thế giới hiện nay chỉ là những dự

báo sơ bộ. Mặc dù vậy ngay cả với các loài thú và chim, những số liệu về sự

tuyệt chủng cũng không có những con số chính xác, một số loài đã được xem

là tuyệt chủng vẫn được phát hiện lại, và một số loài tưởng như vẫn còn tồn tại

thì rất có thể đã bị tuyệt chủng.

Theo thống kê khoảng 85 loài thú và 113 loài chim đã bị tuyệt chủng từ năm