ĐỂ PHÁT HIỆN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT, MỘT NHÓM HỌC SINH ĐÃ TIẾN HÀNH...
Câu 1. Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng 4 bình
cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3, và 4. Cả 4 bình đều đựng hạt của một giống lúa: bình 1 chứa
1kg hạt mới nhú mầm, bình 2 chứa 1kg hạt khô, bình 3 chứa 1kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín và bình 4
chứa 0,5kg hạt mới nhú mầm. Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở 4
bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết
quả thí nghiệm?
I. Nhiệt độ ở cả 4 bình đều tăng. II. Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất.
III. Nồng độ CO
2
ở bình 1 và bình 4 đều tăng. IV. Nồng độ CO
2
ở bình 3 giảm.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III đúng. Đáp án B.
Quá trình hô hấp sẽ tạo ra nhiệt, thải CO
2
và thu lấy O
2
. Hạt đã luộc chín không xảy ra hô hấp; Hạt khô có
cường độ hô hấp rất yếu; Hạt đang nhú mầm có cường độ hô hấp rất mạnh; Số lượng hạt đang nảy mầm
càng nhiều thì cường độ hô hấp càng tăng.
Ở bình 3 chứa hạt đã luộc chín nên không xảy ra hô hấp. Do đó, trong bình 3 sẽ không thay đổi lượng khí
CO
2
. I và IV sai.
Bình 1 có chứa lượng hạt đang nhú mầm nhiều nhất (1kg) cho nên cường độ hô hấp mạnh nhất.
Bình 1 và bình 4 đều có hạt đang nhú mầm cho nên đều làm cho lượng khí CO
2