NÊU VÍ DỤ VỀ TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA BỘ NST CỦA MỖI LOÀI SINH VẬT

Câu 19: Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng

bội và bộ NST đơn bội.

a) Ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST:

Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng được duy trì ổn

định qua các thế hệ.

- Ví dụ về số lượng NST: Ở người 2n = 46; tinh tinh 2n = 28; gà 2n = 78; ruồi giấm 2n = 8,

ngô 2n = 20; cà chua 2n = 24.

- Ví dụ về hình dạng NST: Ở ruồi giấm có bốn cặp NST có hình dạng khác nhau: Hai cặp

hình chữ V, một cặp hình hạt, một cặp NST giới tính hình que (XX) ở con cái hay một hình

que (X), một hình móc (Y) ở con đực.

b) Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội:

- Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma), NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Trong cặp

NST tương đồng, một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ. Các gen

trên cặp NST tồn tại thành từng cặp tương ứng. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi

là bộ NST lưỡng bội (2n).

- Trong tế bào sinh dục (giao tử) chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng. Bộ NST trong

giao tử có NST giảm đi một nửa so với tế bào sinh dưỡng được gọi là bộ NST đơn bội (n).