1. KIẾN THỨC CƠ BẢN TÁC GIẢ

3.1. Kiến thức cơ bản

Tác giả: Các bút danh: Nguyễn Trung Thành, Nguyên Ngọc.

- Nhà văn gắn bó với vùng đất Tây Nguyên trong cả hai cuộc kháng chiến: hiểu biết, yêu

mến thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Đó cũng là nguồn cảm hứng chủ đạo nuôi dưỡng các

trang văn của Nguyễn Trung Thành.

- Sáng tác mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn: Tập trung viết về hai cuộc kháng

chiến, đề cập đến vấn đề trọng đại... xây dựng những nhân vật anh hùng....

Tác phẩm:

- Viết năm 1965: Cảm hứng được khởi phát từ vấn đề trọng đại của lịch sử: Mỹ ồ ạt đổ

quân vào miền Nam, đánh phá ác liệt miền Bắc.

- Vấn đề đặt ra là con đường giải phóng dân tộc

- Truyện tái hiện không khí phong trào cách mạng ở miền Nam (1955 – 1960) với tinh

thần nổi dậy đồng khởi.

- Ý nghĩa tư tưởng: Mang giá trị khái quát về chân lý lịch sử, về con đường giải phóng của

nhân dân ta trong thời đại cách mạng.

* Cốt truyện và xung đột:

- Cốt truyện có hai câu chuyện lồng ghép vào nhau: Chuyện về cuộc đời Tnú là cốt lõi của

câu chuyện về cuộc nổi dậy của làng Xô Man...

- Xung đột chính của truyện: Nhân dân cách mạng >< Kẻ thù Mỹ - Nguỵ.

- Tác phẩm thể hiện tập trung phong cách: Sử thi lãng mạn của ngòi bút Nguyên Ngọc –

tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi của Văn học giai đoạn 1945 – 1975.